Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là “dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
Muốn khám phá sự kiện quan trọng này, chúng ta hãy dở lại từng trang, cho dù là khái quát, cái mà các vị Phật tử của chùa yêu kính gọi là Nhật ký Sư ông, mà sau này, trong phần biên tập lại, các đệ tử của Ngài, sư ông – Hòa thượng Nhẫn Tế – đã ghi lại trong một cuộc du hành gian truân của mình về với tạng cội nguồn của Pháp: Sự tích tây du Phật quốc.
Ta cũng có thể tìm thấy hành tích này trong Sơ thảo Phật giáo Bình Dương của T. Huệ Thông. Tuy nhiên, các mẫu chứng cứ rời rạc và không nhất quán trong tác phẩm biên khảo ấy, chỉ cho ta biết những nét đặc trưng của công cuộc đấu tranh trong thời kỳ đen tối của đất nước và một ít phát triển đơn điệu của các ngôi chùa ở đây.
Lịch sử phát triển của một dân tộc, không chỉ là các cuộc xung đột giữa thiện và ác, giữa nô lệ và giải phóng, mà nó còn phải chuyển tải cho được hệ thống phát triển văn minh của mình như thế nào trong lòng cuộc đấu tranh như vậy, nếu ta cho rằng, Phật giáo là cốt tủy văn hóa không thể thiếu, nói chung, của nhân loại, nói riêng, ở chính Việt Nam. Tuy nhiên, công phu của tác phẩm biên khảo này vẫn đáng trân trọng. Lịch sử không chỉ là những con số thống kê, dù chỉ là thống kê sơ thảo, mà nó còn liên quan đến các lãnh vực xã hội, văn hóa, kinh tế và giáo dục, phong tục học…, nhất là, trong đó có vai trò tất yếu của Phật giáo.
Sư ông thế danh Nguyễn Văn Tạo, tên thường gọi là ông Mười Tạo, sanh năm 1888, ở thôn An Thạnh (bây giờ là thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An), tỉnh Bình Dương. Sư là bậc am tường Đông và Tây học, và là công chức của ngành y tế. Sư “đam mê” Phật giáo từ năm 16 tuổi, sau đó xuất gia với Hòa thượng Ấn Thành-Từ Thiện, chùa Thiên Tôn với pháp danh Chơn Phổ-Nhẫn Tế, thuộc về cây phả hệ của giòng thiền Lâm Tế đời thứ 40. Sở dĩ sư có thêm pháp danh Minh Tịnh là do cầu pháp học đạo với tổ Huệ Đăng và thụ giới với Hòa thượng Ngộ Định-Từ Phong. (Theo Sơ thảo Phật giáo Bình Dương, gọi tắt là ST). Thuận theo hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ thời bấy giờ, sư ông từng đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một do mặt trận Việt Minh hướng dẫn, và theo ST, thì Hội ra mắt tại chùa Hội Khánh vào ngày 23-3-1945 dưới sự chứng nhận của bác sĩ Trần Công Vị, Chủ tịch Ủy ban Hành chánh của tỉnh Thủ Dầu Một thời bấy giờ.
Theo tôn giả Thế Thân, sự tồn tại của Phật giáo được cấu thành trên “đôi chân” của Giáo và Hành. Giáo, tức là những công trình tư duy, nghiên cứu, xiển dương… những gì vốn được bẩm thụ từ Phật dạy, và Hành, tức là sự nghiêm chứng của tự thân, trên cơ sở truyền thừa. Cả hai, là toàn khối văn minh xuất thế của Phật giáo và nhờ đó mà Thế pháp được tồn tại, nói cách khác, sự thanh bình của thế gian, luôn sở y trên khối thống nhất vi diệu ấy. Thế là chúng ta có một cuộc xuất dương của một trong những hành giả mộ Phật vào những ngày giữa đầu thế kỷ thứ 20. ST cho biết rằng, sư ông là một trong những vị đầu tiên mang Xá lợi của Phật về Việt Nam và được nghiêm thờ đến giờ tại chùa Thiên Thai, Bà Rịa, Vũng Tàu.
Lên đường
Nhật ký sư ông (gọi tắt là NK), cho ta biết là, công việc xuất dương của sư được hoàn tất hơn 15 ngày với bao thủ tục phiền hà của một đất nước bị trị – chế độ mật thám và “lý lịch chánh trị” – đúng vào ngày 17-4-1935, sư lên tàu trực hướng Ấn Độ, khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, sau khi lễ Phật và tạm biệt thân bằng đạo hữu. Sư cho biết là, mình xin Phật để lại pháp phục “theo tục lệ nước nhà mà đi. Qua đến Tây Thiên sẽ tùy cơ ứng biến. Đó là đề phòng ngoại đạo, e biết pháp phục mà sinh khó”. Và, “mới một lần thứ nhất có cái hạnh phúc này, vì sao lại không vui, mà lại có sắc buồn bã là cớ sao?” (NK. tr.4).
Tàu nhổ neo, bỏ Sài Gòn lại, chỉ còn sóng nước chập chùng, trùng dương viễn mộng. Bấy giờ là những ngày trăng tỏ, tháng ba Âm lịch, biển cả tịnh êm và như thế ta được hai khổ thơ tuyệt diệu như sau:
Cửa sổ ngựa qua, đời mấy lát,
Lỗ-bô tàu chạy cảnh thay liền.
Hỏi thăm giả thiệt, cùng Hoàn vũ,
Giấc mộng trả lời, dứt đảo điên.
Và,
Gió êm, biển lặng bóng trăng lồng,
Đáy nước, bầu trời, một Hóa công,
Đuốc nguyệt, đèn soi trên dưới tỏ,
Thiên, Long hội yến tiễn bần tăng.
Thế đó, 8 ngày đã đi qua, 8 ngày trên đại dương mênh mông ảo hóa, bậc hành giả của chúng ta đã cảm nghiệm được “chân như” trong huyễn tượng, “thường tại” trong “cửa sổ ngựa qua, đời mấy lát”, và rồi, tàu cũng thả neo khi đến tận bờ bên kia, nơi mà đức Phật hiện thân, đứa con của Bát nhã – Ấn Độ, Tây Thiên Trúc.
Thế đó, du khách của chúng ta, trong 8 ngày, tự mình tham học tiếng Anh, tiếng người Nam Ấn, tức là tiếng Tamil, tham quan cảnh trí Singapore và nơi đây, ta lại một lần nữa, được lắng mình trong vài khổ thơ trầm mặc:
Không kim, không cổ, vẫn quen nhau,
Cảnh huyễn, mài bôi, ngũ thể màu,
Mắt huệ toàn xem, nào có lạ,
Nơi mô cũng gặp, ngảnh là sao?
Là sao bỉ thử, buổi hôm nay?
Ngũ dục tranh mồi, quên lửng ai;
Nhượng hết cho đời, tay rũ sạch,
Xin đừng chia rẽ, nói là hai.
Rạng sáng ngày 25-4, tàu vào cảng Madras và hành giả lưu lại đây ba ngày, có khi thì cải trang thành đạo sĩ Bà La Môn, có khi thì cải dạng là đạo sĩ Hindu, nhờ vậy mà Ngài “xông pha” với họ một cách dễ dàng, “người bốn thổ [hay bốn châu thiên hạ], không lạ mắt như cái áo tràng”. (NK, tr.23). Bởi vì, ở đây, tuy người ta không sùng Phật, nhưng vẫn nể trọng kẻ xuất gia.
8 giờ sáng, tàu hỏa rú còi rời Madras hướng đến Xá Vệ Quốc (Calcutta) và rạng sáng ngày 30-4 thì tàu đã đến nơi đây. Sau đó, khoảng 3 giờ chiều, hành giả làm thủ tục đi về Bénarés (Ba La Nại) bằng vốn liếng tiếng Bắc Ấn có được suốt ba ngày trên tàu hỏa, vì đôi chút tiếng Tamil đã học không sử dụng được nơi đây.
Nhập thành Ba La Nại
Hướng về thành Ba La Nại, nơi mà giáo pháp đầu tiên vận chuyển và cũng là nơi mà năm anh em ông Kiều Trần Như đắc thánh quả. Nhật ký ghi rằng “mang gói ra đi, phú mặc cơ duyên, bần tăng chỉ vững lòng niệm Phật đi tới”. Chất văn bắt đầu từ tr.29 – tr.36 toát lên sự an ổn lạ kỳ, tuy đã vào nơi thánh địa, tuy gặp toàn ngoại đạo, nhưng lòng lữ khách vẫn không phân biệt, luôn kính ngưỡng, vẫn hướng lên phía trước cho đến khi nào chạm mặt Phật tích thì thôi. Suốt đêm thao thức nơi thành Ba La Nại, hành giả bỗng nhiên uất nghẹn, bao nhiêu tập khí muộn phiền ngàn xưa, bỗng đâu trút sạch và nghe trong hư không như có tiếng hộ trì.
Vậy đó, hành giả đã lưu lại tại chùa ngoại đạo ngót cả hai tuần với tâm niệm “phép làm người tu hành trong đạo Phật, sở dĩ là tùy thuận, nhẫn nhục, là cái bài học cần yếu của nhà Thích tử”. Và ngày 31-4, bước chân hành giả đã nhập thành, tính ra trọn nửa tháng ròng mới thỏa ước mơ. “Có lẽ chí nguyện đạt thành từ đây”. (NK tr.34). Mãi đến ngày 14-5 “nghe nói có chùa Phật cách xa thành Xá Vệ tám ngàn cây số, xin cho người dẫn đi viếng chùa Phật”; và rồi “thẳng vào chánh điện thấy tượng Như Lai, phút chốc động lòng, sa nước mắt, vì từ 17 tháng Tư tới nay không đặng lễ bái thánh tượng”. Thì ra đây là chùa của hội Mahâ-Bodhi (Đại Bồ Đề) của Tích Lan, hội chúng đó đến đây để chấn hưng Phật giáo.
Sáng hôm sau đó, hành giả chúng ta từ giã nhà thờ đạo Hindu, “quảy gói đi bộ tầm Tăng-già mà vào, phút gặp hai vị Sa-di Xiêm đạo hiệu là Mêta và Karnna,” (NK, tr.53) sau khi ra mắt nhau, nhờ huynh Mêta biết đôi chút tiếng Pháp, nên chuyện vãn, hành giả mới biết chỗ mình vừa đến chính là Lộc-giả-viên (Sarnath) và như thế là, sư ông xin gia nhập hội. Ở đây, hành giả an lòng học tiếng Anh và tiếng Hindi vừa đủ giao tiếp phổ thông với những đạo huynh cùng hội. Và cho đến tháng 11-1935, sư ông mới chính thức xin đến cội bồ đề, nơi Đức Thích Ca tọa thiền để lễ bái cúng dường.
Giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 11-1935, NK không cho ta biết sư đã làm gì, nhưng ta cũng đoán ra rằng, đây là khoảng thời gian mà sư ông, bậc hành giả của chúng ta, buộc phải học bản ngữ Ấn Độ và nhất là tiếng Anh, sự kiện này, chính những lá thơ sau đó mà sư đã viết cho tòa Lãnh sự Anh v.v… và thời gian còn lại, là những thời gian, ta biết chắc rằng, sư ông dành hết cho tọa thiền và quán tưởng các chủng tự Phật, như các tiểu đoạn của tr.51-53 đã ghi, khi sư quán chữ (अ) hay là quán “mặt nhật ở mi gian của Phật tổ”, “chập lâu có đến 10 phút, tôi mới lấy mắt nhìn dòm người nơi mé sông, thì sắc diện ai cũng đặng màu kim sắc. Tôi toại nguyện bình đẳng quán”. (NK, tr.52).
Đoạn nhật ký này dạy ta biết rằng, “Đại và Tiểu thừa” không có một ranh giới nào cả trong lòng của sư. Bởi vì, khi vào vườn Lộc Giả, chính sư đã xin gia nhập hội của chư sư người Tích Lan, tức là các vị Phật giáo Nguyên Thủy. Vấn đề ở đây, là “đứa con chung của một đấng cha lành – Đức Phật” và, người cha nào lại không muốn con mình “thành Phật” bao giờ. Sự kiện này cho ta biết rằng, với lòng thiết tha cầu Phật, với nơi nào có tháp tích, điện thờ Phật Đà, thì nơi đó luôn là Phật địa, luôn là bình đẳng địa, như phép quán mà sư ông từng thực hiện, cho những ai cầu pháp, và ta đã có một sư ông như vậy.
Một sự kiện thật là quan trọng diễn ra trong khoảng thời gian đầu tháng Giêng năm 1936 (15 / janvier / 1936), là sư đã được tháp tùng cùng các vị Lama đi Népal để lễ Thánh tháp. Phái đoàn hành hương gồm có: sư (người Việt Nam), tì-kheo Phạm Ngộ người Hoa và, Losang Lama, Losang Kompo, Kolchch Tâmpa (ba vị sư Tây Tạng). Sau khi vuợt qua hàng ngàn cây số, đoàn hành hương cũng đã đến Tuyết Sơn, tức thắng địa Népal, lúc đó khoảng 4 giờ sáng, ngày 2-2-1936, tức ngày mùng 10-1-Bính Tý.
Ta nói sự kiện này quan trọng, là vì, chuyến đi ấy, sẽ mở ra một nhân duyên cho việc tấn nhập Tây Tạng của sư mà mục đích duy nhất là: nếm tận nguồn pháp vị như vậy của cả hai pháp tu mà hành giả của chúng ta vốn đã thực hành, như ta biết, đó là: sư thực hành cả hai pháp tu, Thiền Mật như trong những trang nhật ký đã cho biết. Sự kiện này cũng nói lên rằng, lịch sử cụ thể của Thiền và Mật, trên dòng chảy của Phật giáo Việt Nam, nói chung, sư là vị được trực tiếp truyền trao, bởi vì, đúng như ST cho biết: “Ông nghiên cứu Phật giáo từ năm 16 tuổi, sau đó xuất gia với hòa thượng Ấn Thành-Từ Thiện, chùa Thiên Tôn với pháp danh Chơn Phổ-Nhẫn Tế, thuộc về dòng Lâm Tế đời thứ 40” và cũng đúng như bài viết của TS. Trần Hồng Liên, “Chùa Tây Tạng – dấu ấn Phật giáo Mật tông Tây Tạng” đăng trong tập san Khoa học Lịch sử Bình Dương, số 1, tháng 12-2005, và bài viết này được phát triển thành một tiểu luận, với tiêu đề: “Chùa Tây Tạng, Bình Dương: ngôi chùa duy nhất ở Nam bộ mang dấu ấn Mật tông Tây Tạng” đăng trong tập san Chùa cổ Bình Dương và đây là những gì mà ta đang đeo đuổi.
Tuy nhiên, tại nhiều nơi trong NK, cho phép ta tuyên bố rằng, sư còn là một hành nhân Niệm Phật nữa. Chúng ta nên nhớ, giáo pháp dù là giáo pháp gì được Phật thuyết ra, chính là Sắc, bởi vì nó là phương tiện và cũng bởi vì, nó được thuyết ra cho ba cõi. Và, chính Đức Phật đã nhập Niết bàn trên sắc pháp này, tức là cảnh giới của Thiền thứ tư vậy. Do đó, trên cơ sở như thế, Đại thừa kiến lập học thuyết “Tam Thân”, là vì ngoài sắc, thì chúng sinh trong ba cõi biết dựa vào đâu – chúng ta có Bồ tát hạnh. Nghĩa rằng, cho dù “Trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật”, thì “trực chỉ” vẫn phải luôn là Sắc trong mọi trường hợp, còn “kiến tính” thì hãy để cho hành nhân tự nghiệm bằng chính Phật tâm của mình. Theo chỗ tôi biết, chùa Tây Tạng, mỗi tháng vẫn hai ngày tổ chức lễ sám, mỗi chiều về viếng chùa, Phật tử luôn nghe chư sư tụng niệm Di Đà, Phổ Môn. Bởi vì, chúng ta, đôi khi đọc NK sư ông bằng cái tâm lạm phát (inflationary-mind) của mình nhiều hơn, cái mà thuật ngữ Phật giáo gọi là “ngã mạn – adhimàna”, cho nên ta làm sao mà hiểu được hành tích của sư ông, thế thì, có cái gọi là “tông môn”, “giáo phái” mới có cơ hội xuất sinh theo lẽ thường tình. Nói theo Duy thức, mọi thứ cưỡng danh, cũng chỉ là “danh ngôn tập khí – adhivacàna” mà thôi. Cái “phần mềm” của bất cứ giáo pháp nào, thì phải do ta tự nghiệm.
Trở lại, 4 giờ sáng ngày 3-2-1936, đoàn đã đến chân núi Hy Mã Lạp Sơn, thuộc nước Népal, họ đã viếng thăm tháp “Sư tử, tẩy uế và lễ Phật, nhiễu tháp”. (NK, tr.60). Sau đó, bằng mọi phương tiện, trải qua 6 ngày gian khó, đoàn đã trực nhập Népal. Và ở đây, nơi tháp Bouddha-Narth, sư đã thỉnh đặng một số Xá lợi Phật, hiện đang trang nghiêm tại chùa Thiên Thai, Bà Rịa, Vũng Tàu, và một ít cũng đang được phụng kính nơi chùa Tây Tạng. NK ghi rằng: “Đó là bình Xá-lợi của Phật Thích-Ca, thầy mà lễ đặng món ấy cũng như chơn Phật thân… Nghe qua, bần tăng chưng hửng. Chập lâu, bèn thưa: nghe rằng, xưa kia Xá-lợi đã phân từ bửu bình, chia mỗi tháp một bình, mà đây sao lại nhiều bình? Ngài [thượng tọa quản tháp] rằng: phải, nhưng duyên cớ ấy có lẽ ông cũng hiểu, vì ông là Thích tử, lựa hỏi tôi làm chi? Bần tăng chắp tay bạch rằng: ở An Nam qua tới xứ này là thiên sơn vạn hải, thì có đâu đặng rõ biết duyên cớ ấy, xin Ngài hoan hỷ. Đoạn Ngài dẫn tích: xưa thì Xá-lợi Phật tổ ở tại tháp Niết-Bàn (Cu-thi-na-quốc), lúc binh Ăng-lê náo loạn, thì tổ sư bèn dời qua nước Niếp-ba-lê, thờ tại Sư-tử tháp này. Từ khi ngoại đạo thạnh hành, Phật đạo đã qua [bước sang] thời kỳ mạt pháp. Ông qua tới Thiên Trúc, ông có thấy những tháp tự tiêu tan hư sập chăng?… Bần tăng về cả ngày buồn bã, bữa ngọ biếng ăn. Cái tham tâm đã dậy động và nghĩ rằng, “Mình đi, mình thấy, mình đặng lễ bái, mà ngặt một điều là: thương thầy bổn sư [y chỉ sư], tuổi đã cao mà công cũng cao trong nền đạo hạnh, nhưng không đặng thấy và lễ bái. Trọn ngày đêm van vái vọng tưởng đức Như Lai, xin thương Nam-Việt chư Thích tử và chúng sinh xui sao cho đệ tử cầu đặng chút phần Xá-lợi đem về nước Nam (đó là cái tham tâm nó lộ là vậy: đã lễ bái được rồi muốn thấy, thấy rồi lại muốn cho đặng đem về xứ mà chia phước với chư Tăng và bá tánh)… vì Ngài cũng rõ, Xá-lợi là vật báu nhà Phật đạo, sáu đời hằng giữ chỗ này, chưa có ai đặng hồng phúc ấy… Thôi thôi, vì đạo đức của thầy, vì công đức khổ hạnh của thầy, vì chúng sinh, dầu tôi có bị khổ sau khi dâng cho thầy chút đỉnh Xá-lợi, thì tôi cũng cam tâm.
Ôi! nghe qua dường như bệnh hấp hối mà gặp thuốc hồi dương, nên lễ nữa, ngài đỡ dậy và nắm tay kéo thẳng vào đại điện, lấy chìa khóa mở cửa tháp, vào vọng bái, quỳ lại, rồi đứng dậy, nói rằng: nhơn duyên bao nhiêu thì đặng bấy nhiêu, tôi không biết. Nói rồi, bưng bửu bình xuống, bảo bần tăng lấy một cái khăn vải vàng của bổn đạo cúng trên điện, để lên đầu, trải ra, ngài trút cả bình lên khăn, thì nghe có chút ít rớt vào khăn. Dở bình lên, bần tăng bèn túm lấy khăn, rồi lễ bái đi ra. Ngài căn dặn, cẩn thận, rồi ngài đưa ra cửa. Bần đạo kiếu luôn… lòng mừng khấp khởi”. (NK, tr.68-69).
Qua đây, ta thấy rằng, mục đích Tây du của sư không chỉ vì sự ham muốn của cá nhân mình, mà chuyến hành hương ấy, còn mang theo cả tâm nguyện của mình cho toàn dân tộc Việt, cho hạnh phúc của chư Tăng và bá tánh nữa. Một lần nữa, ta học nơi đây, hạnh nguyện của một chúng sinh có tuệ giác. Do vậy, khi bước vào cổng của chùa Tây Tạng, ta bắt gặp ngay hai câu kệ khắc trên hai trụ đá của chùa:
西歸獨?妙天真寶 藏出含靈地正香 Tây quy độc diệu thiên chơn bửu Tạng xuất hàm linh địa chánh hương. Tạm dịch: Ngọc thật của trời độc diệu từ Tây lại Chánh hương của đất chứa linh thiêng do Tạng sinh.
TS. Trần Hồng Liên, cho rằng, “thiên chơn bửu” nhắm vào hai chùa Thiên Chơn và Bửu Hương (các ngôi chùa do sư kiến lập hoặc trùng tân) và “Tây” thì cho là Tây Tạng. Tất nhiên, để chứng minh cho bài viết của mình, ở góc độ lịch sử, nên ST đã quy như vậy, và đây cũng là một mẫu chứng cứ phổ biến, hợp lý (tiếc rằng, trong tiểu luận tạp san Chùa Cổ Bình Dương chữ 靈 đ viế lộ thành 零. Nguyên văn là hàm linh [含靈],chỉ cho chúng sinh có tình thức). Tuy nhiên, 天真寶, còn có nghĩa là ngọc Như ý (maniratna), bản chất trong sáng đặc thù và 藏出, có nghĩa là xuất từ Như Lai Tạng hay gọi là xuất từ chủng tính Như Lai, cũng có nghĩa là, ‘pháp giới Tạng thân, gọi là A Di Đà Phật”, chớ không phải là bọn dị sinh hay prthak; còn “正香 – chánh hương”, có nghĩa là: Định hương, Tuệ hương và Giới hương, ba yếu pháp làm nên đời sống xuất thế của Phật giáo và, 地, chỉ cho Thập Địa (dasabhùmi) của Bồ tát đạo; hàm linh (含靈), chỉ cho tính phương tiện Sắc châu biến hay phổ quát từ Phật tính; Tây (西) và Tạng (藏) ghép lạ, chỉcho chùa Tây Tạg trong cách uyên thâm Nho họ củ sư Tóm lạ, hai câu trên, theo thiể ý có nghĩ la “ai cũg có thểtu thành Phậ cảvì sinh ra từTạng Như lai, nhưng pháp môn thù thắng nhất, phải là từTây lại”.
Tất cả những điều đó sẽ có thể nên lý giải như thế nếu xét trên quan điểm triết học của Đại thừa. Song, trí phàm làm sao dõi được hành tướng củ bậc “vô vịc chân nhân” Thế nhưng, có một điều chắc chắn rằng, hạnh của sư phải là hạnh “vô công dụng hạnh”mới đúng, tức là thanh tịnh hạnh, hạnh không tư lợi, như ta bắt gặp bất cứ nơi đâu, trong toàn NK. Nếu chúng ta viếng chùa, trước khi vào chánh điện lễ Phật, ta sẽ gặp trước tiên là một cái tháp khiêm tốn có bốn tầng, tầng đầu có khắca họ hình của sư tầng kế là câu “từ Lâm tế pháp nhãn gia phong, húy như đi Pháp Minh, diệu vân yết ma vị?, viết bằng Hán tự tầng ba là bài chú “Om manipadme Hùmॐ?ण?प?्?ेह?ं – Om trong hoa sen là ngọ Như ý Hùm”viết bằng tiếng Tây Tạng và tầng trên cùng là lục tự “Nam mô A Di Đà Phật” bằng Hán tự Tháp này do Hòa thượng Tịch Chiếu, tổ thứ nhì của chùa thực hiện. Đặc trưng cấu trúc của tháp này cho ta biết theo “tư kiến”là, sư không xiển dương, hay chủ trương bất cứ giáo pháp nào, cho dù, sư là mộ Lama đắc pháp chánh truyền từTây Tạng.
Trở lại, vào ngày 7-2, đoàn khởi hành về Bồ Đề Đạo Tràng, ghé viếng đại học Nalanda, hồi tưởng đại sưHuyền Tránng khi xưa có lần ở đâ y học đạo, lễ bái thạch tòa đạo tràng, nơi Phật dừng chân khai hóa. Đàn trú nơi đây suốt ba tháng và thực hiện mọi công hạnh của một Thích tử như công quả cúng dường, chiêm bái khắp các thánh tích. Và rồi, sư xin phép Hội Đại Bồ Đề đi Tây Tạng.
Nhập Lahsa, kinh đô Tây Tạng
Đã vào thành Lahsa rồi, mãi đến 3-7-1936, sư mới được yết kiến và hành lễ với quan nhiếp chánh với tư cách là Quốc vương Bơdalama (tức là quan nhiếp chính của vương quốc Tây Tạng thời bấy giờ, bởi vì đức Dalai Lama, người kế vị chánh thức mới chừng 5 tuổi mà thôi), lúc bấy giờ Quốc vương (quan nhiếp chính) chỉ 27 tuổi. NK ghi rằng: “ Bữa điểm tâm cải salade chấm muối, không có giấm mà trộn salade. Đoạn 9 giờ, quan thừa tướng cho người lại bảo, giờ này đi đảnh lễ Quốc vương Bơdalama đặng;
Bảo rằng: bần đạo phải đắp y bí-sô, chớ không nên bận đồ Tây Tạng đi yết kiến Quốc vương. Y theo lời dạy, rồi cùng huynh đệ của Samdhen, bốn người khuân lễ vật… Lén ngó, thấy Đại đức Bơda Lama Quốc vương (tuổi) tác còn thơ (hỏi lại thì mới 27 tuổi, thế ngôi Tả-lê lama Quốc vương tịch, đặng bốn năm), mặt mày sáng láng, ngồi nơi long đơn trải gấm Tây Tạng. Nội bọn, chỉ bần đạo đắp y vàng rực từ trên sấp dưới, làm cho Quốc vương chăm chỉ ngó ngay, các quan nội điện đều để mắt. Đoạn Samdhen đảnh lễ, bần đạo y theo, rồi Samdhen đem Anh-lạc long tợ dưng… các quan hầu mời bần đạo ngồi nơi đơn cao… Đến nay đi ra mắt Quốc vương thì thừa tướng đã tâu trước, lại đi với bọn tôi, đi con đường đến ngự điện, ai ai thấy cũng biết, nào ai dám nói. Lại thêm lúc về tuy nội bọn đi không có Lama quan dẫn đường, nhưng nhân dân quan lại xem thấy cái niệt điều trên cổ [tức là khúc vải vàng quấn cổ vua ban] cũng đủ biết ở trong ngự điện, hoàng thiền mà ra. Bần đạo nghe qua, niệm Phật và cảm oai linh Phật lực ủng hộ làm cho bần đạo an ổn các nơi vô chướng ngại”.
Từ thời điểm này, sư chánh thức là một vị tu sĩ Tây Tạng, cho đến khi sư đắc thiền pháp và được Pháp danh là: Thubten Osall Lama (có nghĩa: Thubten là tên đức Tả-lê Lama Thái thượng hoàng đã băng hà. Thubten là vòng cứng bền chắc kim cương. Còn chữ Osall là: ánh sáng mặt trời, tên của đương kim quốc vương Lama, nên bần đạo biết là: Huệ nhật. (NK, tr.319-320) và pháp danh này được loan báo khắp nơi.
Ngày 30-6-1937, lúc “ 7 giờ sáng sư về Sài Gòn, về tới am 11 giờ trưa”. (NK, tr.406). Đúng ra, sư còn phải ở Tây Tạng một thời gian nữa, nhưng, theo NK, các sư Tây Tang cho biết là đất nước mình sẽ trải qua binh biến, nên sư không thể lưu lại được. Ta thấy, “pháp nạn” của Tây Tạng, vốn đã được người Tây Tạng biết trước rồi. Và đây cũng là vấn đề lịch sử, xét trên thánh trí của các Lama.
Theo NK, ta có thể chia ra làm hai phần: từ tr.13-tr.186, là quá trình chiêm bái Phật tích ở Tây Trúc và, từ yt.192-tr.317, là quá trình tu học tại Tây Tạng. Nghĩa rằng, sư đã thật sự “hóa thân” làm một Lama Tây Tạng với mọi công hạnh đặc thù của một Lama – học Tạng văn, thiền định, quán tưởng Tứ niệm xứ theo cách riêng của Phật giáo Tây Tạng, trì chú và các phương pháp Yoga mang tính vật lý đặc thù (của Tây Tạng)… – cho đến khi đắc pháp và thọ pháp danh.
Với lối văn bình dị, khoa học và giàu lòng bi, NK dẫn ta đi vào chi tiết của lịch sử Phật tích ở Ấn Độ, các tập quán cũng như các phương thức tu hành Phật giáo cũng như của các ngoại đạo, lồng trong đó là các quan điểm trung thực và thắm đượm tình cảm của sư. Và rồi, bản văn dẫn ta vào đất nước Tây Tạng với các chuỗi gian truân trong quá trình cầu và đắc pháp. Có thể nói, vào những ngày giữa của phân nửa đầu thế kỷ XX, thì NK, không chỉ là một nhật ký, mà còn là một áng văn ký sự thiên tài, một vần thơ lộng lẫy của một nhà thơ giàu tình cảm, thấm đượm tính nhân bản và Phật bản. Hơn thế, NK còn thể hiện là một giáo pháp thực sự của một bậc chân tu. Nó chuyển tải hầu hết mọi thể nghiệm của “căn” và “cảnh”, một quá trình lịch nghiệm của một cá nhân. Xa hơn, NK đã trở thành kim chỉ nam cho cả hai mặt: lịch sử thuở “bình minh” của Mật giáo ở Việt Nam nói chung, và nói riêng tại Bình Dương, và lịch sử giáo chứng nữa.
Như một điểm son, một vết chân trên dòng lịch sử còn nhiều khuất tất, bởi vì, chỉ hai chữ “truyền thừa” vốn đã mang lại biết bao xung đột hệ phái trong bất cứ tôn giáo nào, bất kể Phật giáo hay là không. NK sư ông là một dấu ấn lịch sử, nó chia phần mình cho giáo pháp và cho tất cả chúng sinh, như chính chân lý chia phần bình đẳng cho tất cả. Phật giáo, thật vậy, như con Rồng thần, người ta chỉ có thể thấy được phần “đuôi” của nó. Chùa Tây Tạng, cũng như, có thể còn biết bao nhiêu ngôi chùa như thể với dáng vẻ khiêm nhẫn của mình, đã chuyển tải nơi tự thân biết bao điều huyền nhiệm và điều này cần đến sự phê xét và nghiên cứu của những nhà sử học. Bởi vì, nói cho cùng, cả Mật và Thiền mà sự tồn tại của cả hai, phải luôn được sở y trên bình diện trực truyền đúng như bản thân của chúng.
Nằm dưới rừng đại thọ đã thành lõi xám, chùa Tây Tạng ( “đã được nhiều lần trùng tu và ngày thêm trang nghiêm theo lối kiến trúc kết tân. Chánh điện thiết kế thờ phượng như một pháp hội khi Phật còn tại thế. Ở giữa điện thờ Phật Thích-Ca (tượng cao thiền tọa 2m3). Chung quanh gồm chư Phật ở các vị trí như tầng dưới thờ Địa Tạng, Di Lặc; tầng kế thờ Phổ Hiền, Văn Thù; tầng trên là Quan Âm, Thế Chí… Đặc biệt đích thân Hòa thượng trú trì (tức hòa thượng Tịch Chiếu, hiện còn tại thế, tuổi đã ngoài 95) cũng góp phần tham gia vào việc chỉnh sửa trong quá trình tạo tác một số ảnh tượng Phật như tượng Đức Bổn Sư… cho được hoàn mỹ hơn… Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, chùa có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa Tây Tạng. Chánh điện cấu trúc hình khối vuông, chính giữa là ngôi tháp (stupa), tứ giác có chiều cao trên 15 mét. Cách thiết kế tầng thượng ở mặt bằng nốc chùa… năm điện thờ năm vị gọi là ‘ngũ trí Như Lai’ (chiều cao mỗi vị 1m5)…
Đặc biệt hơn cả, có lẽ Minh Tịnh là nhà sư Việt Nam đầu tiên ghi chép, lưu giữ được hình ảnh, sự kiện cuộc hành trình về đất Phật một cách chi tiết đầy đủ từng ngày từ Viêt Nam qua Ấn Độ – Népal – Tây Tạng và ngược lại. Cuốn nhật ký này, có thể xem như là tập “Tây Trúc – Tây Tạng ký” ghi rõ thời gian, các địa danh và Phật sự suốt cuộc hành trình từ khi ngài xuất hành từ Thủ Dầu Một, Bình Dương, rời bến Nhà Rồng (Sàigòn) vào ngày 17- 4-1935 cho đến lúc trở về Việt Nam vào ngày 30- 6-1937 (kéo dài 2 năm 2 tháng 13 ngày). Cuốn nhật ký ghi bằng thủ bút của Ngài với nét chữ nghiêng, đẹp, rõ ràng bằng chữ quốc ngữ, có xen lẫn ghi chú thêm bằng tiếng Pháp, Anh (Tây Tạng, Phạn…). Nhật ký có độ dày trên 300 trang khổ lớn, hiện còn lưu giữ cẩn thận tại chùa Tây Tạng”. Và, có thể nói “Ngài là một “tiểu Huyền Tráng của Việt Nam” ) vậy. (Theo tập san Chùa Cổ Bình Dương).
Để kính tán công đức của sư đối với nước Việt nói chung và riêng đối với Bình Dương và rất riêng đối với người viết – bậc hành nhân sau khi đắc pháp từ Tây Tạng về, đã “mặc như lôi” cho đến khi thị tịch, nghĩa rằng, Phật giáo chỉ có thể tìm thấy nơi một vài vuông đất “thổ cư” khiêm tốn hơn là nơi hàng trăm mẫu đất “trồng cây ăn trái” hay “đất nông nghiệp” – đã có chút phước duyên đọc được NK này với “tư kiến” của mình. Cho nên, xin trích một bài chú thuộc hệ Bát Nhã nhằm quy mệnh dưới phẩm tính ấy. Chú viết:”ओं आ ई ऋ. ऊ लरि पंचधातुविशोधनि स्वहा (Các linh tự như: Om, ā, ī, ū, là những linh tự phải đắc thành trong cách tịnh hóa ngũ căn.)
PHÁP HIỀN