Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang chứng minh rõ ràng thuộc tính quý báu đó của Phật giáo bằng sự dấn thân của mình và bạn đồng tu, đệ tử và Phật tử đồng bào khi lịch sử cất tiếng gọi.

Cuộc đời của Hòa thượng trong mốc dòng chảy lịch sử đất nước quanh co khắc nghiệt, dưới ách thực dân rồi phân chia triền  miên chiến tranh. Ngài đã đóng vai trò trong những diễn biến quan trọng của dòng lịch sử ấy, khi là nhân vật lãnh đạo quan trọng của Phật giáo Miền Nam trong biến cố đẫm máu 1963 đối đầu nền độc tài Ngô Đình Diệm, một biến cố lan rộng có cao trào khi Sài Gòn huy động thiết giáp và quân đội đàn áp Phật giáo và ngọn lửa Thích Quảng Đức bùng lên, rồi Quách Thị Trang… 

Biến cố dẫn đến phái đoàn Liên Hợp Quốc do Tổng thư ký U Than phái đến thanh sát tại chỗ về cáo buộc đàn áp Phật giáo của nhà cầm quyền VNCH đệ nhất. Trong khói lửa và không khí khẩn trương lan rộng cả miền Nam, Huế là một trung tâm và ở trung tâm ấy Ngài đóng vai trò linh hồn của phong trào Phật giáo tranh đấu cho tự do, hòa bình và chống độc tài. Hình ảnh Ngài với chiếc kính đen trở nên nổi tiếng.

Lịch sử không dừng dòng chảy, khi cận kề 30/4/1975, người nhận Ngài đóng vai trò kênh liên lạc kết nối tân Tổng Thống Dương Văn Minh với cách mạng – một vai trò không hề ngẫu nhiên hay ít đáng kể, quan trọng.

Sau 1975, Đại lão Hòa thượng ẩn tu ở TP HCM với công tác nghiên cứu, dịch thuật và trước tác phật giáo để rồi khi trở về chiếc nôi Huế không xa đất mẹ Quảng Bình, Hòa thượng đã về miền đất Phật.

Đấy nhắc đến chuyện thế gian, trong biến động lịch sử đất nước, Phật giáo không thoát ly tách mình trong kinh kệ mà can dự có trách nhiệm, Đại lão Hòa thượng chứng minh rõ ràng thuộc tính quý báu đó của Phật giáo bằng sự dấn thân của mình và bạn đồng tu, đệ tử và Phật tử đồng bào khi lịch sử cất tiếng gọi.

Về đạo, uy tín, công hạnh, ảnh hưởng của Đại lão Hòa thượng là lớn lao. Trong những ngày này, khi bậc tôn túc lãnh đạo cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có mặt bên hương linh cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang ở Huế, tin tức về sự ra đi của Ngài lan nhanh trong và ngoài nước cùng nhiều hãng tin lớn của thế giới đã đưa tin nổi bật và luôn nhấn mạnh vai trò lịch sử của Ngài trong lịch sử chưa xa ở Miền Nam Việt Nam.

Một nhân vật lịch sử đã ra đi….

Đại lão Hòa thượng được Bổn sư phú pháp, Thiền tông Lâm Tế, Thiền hệ Đạo Mân Quốc sư, lưu xuất từ Tổ sư Nguyên Thiều, với pháp danh Nhật Quang, pháp tự Trí Hải, pháp húy Thiền Minh. Đạo hiệu Trí Quang là do Giáo thọ sư của ngài là Đại sư Trí Độ ban.

Đại lão là người gốc Hải Dương, sinh quán làng Diêm Điền, tổng Long Đại, phủ Quảng Ninh (nay là phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình).

Ngài sinh năm Quý Hợi (1923), xuất gia năm 1936 với Đại sư Hồng Tuyên ở chùa Phổ Minh. Sau đó, ông vào Phú Xuân tu học và gắn bó với Phật giáo cố đô, đặc biệt Pháp nạn năm 1963 xuất phát từ Huế trong Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2507.

Năm 2013, ở tuổi 91, Đại lão Hòa thượng đã trở về thăm quê nhà sau hơn 60 năm xa cách và lưu lại chốn cũ là chùa Từ Đàm, tiếp tục việc dịch thuật kinh điển và chuyên tâm hành trì cho tới ngày viên tịch.

Theo di huấn của Đại lão Hòa thượng, sau khi ngài mất khoảng 6 giờ thì khâm liệm. Tiếp đó, các Pháp tử lạy 3 lạy rồi đưa ra xe tang.

Nguyễn Thành Công

What's your reaction?
0Cool0Bad0Happy0Sad

Thêm bình luận

VedepPhatgiao.com © 2024. All Rights Reserved.