Nhắc tới “Định” là nói về khả năng tập trung tâm vào một điểm, kiểm soát được tâm trong một khoảng thời gian nhất định. Hành giả thực hành Bồ tát hạnh cần rèn luyện khả năng điều phục tâm thông qua nhiều phương pháp khác nhau, trong đó nghiêm trì giới luật.
Vì sao Hoàng hậu Mallikā được đức Phật ngợi khen là hương thơm đức hạnh của người trì giới
Trì Giới là gì?
Trì là giữ chặt chẽ, Giới là những điều ngăn cấm không được làm, không được phạm. Trì giới là thực hành những luật lệ mà Đức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp; nhờ có giữ giới tâm mới được ổn định.
Vì nếu không giữ giới, ví như một kẻ ăn trộm, tâm người ấy tất nhiên là phải dao động mạnh nếu không nói là loạn động nên không thể định tĩnh được, do đó người giữ giới – tâm định tĩnh; tâm tĩnh – tuệ sinh, tuệ phát sinh mới dứt trừ được vô minh, và khi hết vô minh sẽ hết sinh tử luân hồi, tức là minh tâm kiến tính, đốn ngộ Phật tính.
Giới luật của Phật đặt ra không phải để trừng phạt người không thi hành, mà để giúp cho những người nào thi hành nghiêm chỉnh sẽ hưởng được qủa vị tốt đẹp; những giới luật chỉ có mục đích làm cho các đệ tử Phật được mau chóng đạt quả Thánh trong khi tu hành.
Định tâm bằng bản nhạc thần chú Om Mani Padme Hum mới nhất
Nhân Giới sinh Định tâm
Giới, nói một cách dễ hiểu là ngăn chặn người ta làm những điều tội lỗi, lỗi lầm sai trái, những điều mà khi làm người ta cảm thấy trong lòng bất an như lo lắng, sợ hãi, bồn chồn hoặc mặc cảm tội lỗi. Trạng thái tâm lý này có thể xảy ra khi chuẩn bị làm, trong khi làm hay sau khi làm hoặc cả ba giai đoạn.
Ví dụ như một người muốn ăn trộm của ai cái gì, họ sẽ hồi hộp khi chuẩn bị làm việc đó, rằng không biết làm có thành công hay không, hay là sẽ bị phát hiện và bị bắt. Trong khi làm họ cũng hết sức hồi hộp, nhìn tới nhìn lui coi có ai để ý mình không. Và sau khi làm họ cũng tiếp tục lo sợ không yên vì sợ sẽ bị phát hiện, bị truy tìm nên luôn lẩn tránh hoặc lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác.
Hơn nữa, một người làm ác hay làm những điều sai trái, họ không chỉ sợ mọi người biết mà tự trong tâm họ cũng cảm thấy không ổn. Cái cảm giác đó có khi rõ ràng để họ có thể dễ dàng nhận ra, nhưng có khi lại tiềm ẩn sâu xa trong tiềm thức. Nhưng cho dù hiển lộ hay tiềm ẩn thì mặc cảm tội lỗi vẫn còn đó, như cây kim nằm trong túi áo, như khối u trong cơ thể, chỉ chờ cơ hội là hành hạ con người.
Chánh định viễn ly tham mọi lúc
Chuyện kể rằng, một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha vì không có tiền, thường ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm. Hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu: “Cha… cha…, có người đang nhìn chúng ta kìa”. Cha của cậu kinh hãi, ngó nhìn bốn phía, hoảng hốt hỏi: “Người đó ở đâu?”. Đứa trẻ chỉ tay lên trời trả lời: “Cha xem, là mặt trăng đang nhìn chúng ta đó!”. Người cha này nghe con trai nói vậy, cảm thấy hổ thẹn về hành vi của mình nên lặng lẽ dắt tay con trai đi về nhà. Dọc đường về, anh ta thầm nghĩ: “Trộm cắp là gây nghiệp rất lớn, có lẽ ông trời từ bi, mượn miệng con trai để giúp mình tỉnh ngộ, từ nay phải sửa sai hướng thiện thôi!”.
Thật ra, không phải đợi tới khi đứa con trai lên tiếng người cha mới nhận ra và hổ thẹn về việc làm của mình. Anh ta có thể đã ý thức được điều đó từ lâu rồi, nhưng một cách âm thầm. Nói cách khác, anh không muốn đối diện và thừa nhận sự sai trái của mình nên cố tình phớt lờ tiếng gọi của lương tâm. Nhưng khi đứa con trai nói ra điều đó, anh không thể giả ngơ được nữa, không thể coi như không có chuyện gì. Đứa con trai đã nói giùm anh cái điều mà từ lâu anh không dám nghĩ tới, chỉ vì để được “yên tâm” làm việc sai trái.
Cởi trói thân tâm, giữ chánh niệm – sống trong chánh định
Trong kinh “Đại bát Niết-bàn” thuộc Trường bộ kinh 1, Đức Phật dạy người giữ giới được năm điều lợi ích. Một trong năm điều đó là “Người giữ giới, sống theo giới luật khi đi vào hội chúng nào, hoặc Sát-đế-lỵ, hoặc Bà-la-môn, hoặc gia chủ, hoặc Sa-môn, người ấy đi vào với tâm không sợ hãi, không bối rối”.
Có nghĩa là người giữ giới thì dù có đi đâu ở đâu đều cảm thấy tự tin, cũng không lo người khác nói xấu mình sau lưng vì họ không làm điều gì xấu. Tục ngữ cũng có câu: “Không làm việc trái lương tâm thì nửa đêm không sợ quỷ gõ cửa”. Người ác luôn có điều ẩn khuất trong lòng, nên luôn bất an và nơm nớp lo lắng, mỗi thời mỗi khắc đều sống trong “bóng ma ám ảnh” của tội ác mà mình gây nên. Còn người lương thiện có tấm lòng rộng lớn, không có tư tâm tư lợi cho bản thân, không lừa trời, giấu đất, không toan tính hại người, nên không có gì để sợ. Trong lòng họ luôn trong sáng, vô tư nên thân tâm của họ đều thanh tịnh, cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Phật tử tại gia giữ năm giới thì làm người một cách đường đường chính chính và khi tu tập các đề mục Định sẽ dễ dàng đạt được sự định tâm.
Phật pháp là sư đạo, sư đạo nhất định phải lấy hiếu đạo làm cơ sở
Mai An