Phật Thích Ca là ai?
Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhattha) của đất nước Sakya xinh đẹp phía bắc Ấn độ, thuộc vùng Nepal ngày nay. Từ khi sinh ra, Ngài đã được tiên tri rằng: “Khi lớn lên Ngài sẽ thành Vua của các vị Vua hoặc sẽ trở thành một nhà tu hành lỗi lạc, xuất chúng của nhân loại”.
Từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên, Ngài đã tinh thông học thuật. Vua cha nhờ rất nhiều những vị thầy giỏi về dạy học cho Ngài nhưng không có vị thầy nào có thể tiếp tục chỉ dạy cho Ngài, bởi trí tuệ của Ngài còn vượt bậc cả các vị thầy này.
- Ăn đơn giản: Từ bé Ngài đã ăn uống đơn giản và không thực sự thích ăn đồ ăn làm từ những con vật.
- Lễ Hạ điền: Năm ngài 9-10 tuổi, ngài thấy những khổ đau của sinh vật sống, loài này làm thức ăn của loài kia. Ngài lên một bóng cây lớn mát, kéo chân ngồi Kiết Già, Ngài đã đắc Sơ Thiền từ đây. Sau đó là mở ra quá trình tâm linh sâu sắc và quan sát về cuộc sống xung quanh của Ngài!
- Cuộc sống chốn hoàng cung: Vua cha lo sợ người con của mình sẽ xuất gia đi tu hành, nhà Vua đã tạo ra một cuộc sống hoàn mỹ cho Thái tử Tất Đạt Đa. Nhà vua bắt đầu lên kế hoạch che đậy bưng bít không cho Thái tử thấy, biết… cuộc sống thế gian vốn có nhiều đau khổ và phiền lụy.
- Vướng cuộc sống gia đình: năm 14 tuổi ngài buộc kết hôn với người em gái cô cậu là Da Du Đà La (Yasodharã). 13 năm liền chung sống trong nhung lụa, Thái tử không biết gì về cuộc sống ngoài kia. Và họ đã hạ sinh một hoàng tử nhỏ là La Hầu La.
- Dạo bốn cổng thành: cuộc sống hoàng cung quá bí bách, Thái tử đã quyết định rời thành và đi thăm thú. Bốn lần xuất thành Ngài đều gặp những chuyện chưa từng thấy. Sinh – Lão – Bệnh -Tử là bốn điều mà Ngài gặp khi xuất thành, và cả bốn điều này đã làm Ngài suy nghĩ trong suốt thời gian còn lại khi ở trong Hoàng Cung.
- Tâm tư về Luân hồi: thấy rõ quy luật sinh tử của con người cũng như vạn vật trong tự nhiên, Ngài đã thao thức, tâm tư và suy nghĩ về chính bản thân mình. Làm sao thoát ra được quy luật ấy. Khao khát mạnh mẽ và dữ dội ấy đã dẫn đến quyết tâm xuất gia tìm cầu chân lý của Ngài.
Con đường tu hành của Thái tử Tất Đạt Đa
Với những trằn trọc và tâm tư về vòng Luân hồi không thể thoát được ấy, Ngài đã quyết định từ bỏ hoàng cung, từ bỏ vợ Da Du Đà La cùng con trai nhỏ thơ dại La Hầu La để cất bước ra đi tìm chân lý của cuộc đời.
- Xuất thành xuống tóc: đây là sự kiện rất quan trọng trong cuộc đời một Thái tử. Ngài đã quyết định rời thành trong đêm, cưỡi ngựa Kiền Trắc cùng một tùy tùng vượt thành đến bên một bờ suối. Lúc ấy cũng độ rằm, trăng sáng vàng cả bờ suối. Ngài thấy đây là biên giới của cuộc đời mình rồi nên quyết định xuống ngựa, cắt tóc và bước chân sang bên kia bờ suối bắt đầu hành trình TÌM CON ĐƯỜNG CHÂN LÝ!
- Học với đạo sĩ Alãrã Kãlama: không bao lâu ngài đắc quả “Vô Sở Hữu Xứ” nghĩa là “Chỗ không có gì“. Đây là trạng thái tâm thức thiền gia cảm nhận “không có gì” chung quanh mình trong lúc toạ thiền cũng như sau khi xả thiền. Trong tiến trình này, tuy tâm không dao động, không rối loạn trước các đối tượng (vì đối tượng không là gì), nhưng vẫn còn tự ngã và ý thức cho nên ngã và pháp đều có mặt. Kết quả đã không đáp ứng được mục đích thoát khỏi sinh – già – bệnh – chết, nên Ngài từ giã vị Thầy ra đi tìm pháp khác, mặc dù vị Thầy này đã yêu cầu Ngài ở lại để cùng hướng dẫn đồ chúng.
- Học với đạo sĩ Uddaka Rãmaputta: chỉ trong 3 tuần ngắn, Ngài cũng đã đạt được quả vị cao nhất của hệ thống thiền Yoga là “Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ“. Đây là trạng thái “không tri giác, mà cũng không không tri giác” nói cách khác là “hoàn toàn không nhận thức điều gì đối với môi trường xung quanh“. Trong lúc đó niệm biết rõ ràng không xuất hiện cho nên thiền giả có lúc chìm đắm trong ảo tưởng. Ngài nhận thấy loại định này cũng không đưa đến thoát khỏi ly tham, cũng không đạt được đoạn diệt, an tịnh, thượng trí và giác ngộ. Vì thế dù được vị thầy thứ hai này ấn chứng và ngỏ ý truyền tất cả đồ chúng để Ngài cai quản và hướng dẫn họ tu tập, nhưng ngài đã nhã nhặn từ chối.
- Gặp đạo sĩ Kiều Trần Như và bốn anh em. Cùng với họ, Ngài bắt đầu tu khổ hạnh. Thời đó các vị tu sĩ quan niệm là phải đì thân thật khốc liệt để cảm giác đau đớn nổi lên trên thân thì mới đạt được đạo quả. Các tu sĩ thời đó cho rằng đây là con đường duy nhất không còn con đường nào khác để đạt được Niết Bàn. Trong vòng 6 năm đạo sĩ Cồ Đàm nổi tiếng khắp nơi về việc tu hành khổ hạnh. Có lúc Ngài tu theo hạnh con chó, con bò, có lúc Ngài ngủ trên cỏ gai nhọn, ngủ một giò, không tắm, không cạo râu, không ăn no uống nhiều, chỉ ăn một hạt vừng mỗi ngày. Có khi vào giữa đêm khuya lạnh lẽo Ngài lại trầm mình xuống dòng sông, nước lạnh thấu xương hay nằm chịu đựng cho tuyết rơi phủ cả thân mình. Ngài tự khép mình vào nếp sống cực kỳ kham khổ, cho đến một ngày kia thân hình tráng kiện của một Thái tử chỉ còn da bọc bộ xương, Ngài xứng danh là đệ nhất khổ hạnh, được mọi người tôn xưng là Thánh nhân.
- Từ bỏ hạnh tu khổ hạnh: dù 6 năm trời tu khổ hạnh nhưng không đạt được điều mà Ngài luôn tìm kiếm. Vẫn không tìm ra câu trở lời cho câu hỏi tại sao Luân Hồi và làm sao thoát được Luân Hồi. Ngài quyết định từ bỏ pháp tu khổ hạnh.
CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO
Rời bỏ pháp tu khô hạnh, Ngài quyết định không tìm cầu pháp tu nào nữa, bởi mọi pháp tu cao nhất Ngài đã trải qua, nhưng chân lý vẫn chưa hiển lộ. Ngài được cứu sống nhờ một bát sữa của một cô gái đi ngang qua. Ngài tỉnh thức và quyết định từ bỏ con đường tu hành khổ hạnh. Cũng ngang đây, ngài tắm gội, cắt râu tóc, không tìm cầu bất cứu pháp tu nào nữa. Ngài quyết định ngồi bên một gốc cây Bồ Đề cạnh dòng suối mát. Ngài bắt chân Kiết Già và tự nguyện rằng: Nếu như không tìm ra con đường Giác Ngộ sẽ xả thân nơi đây!
- Nhớ về quá khứ, nhớ lễ Hạ điền, Ngài nhớ lúc mình đắc sơ Thiền, Ngại càng hiển lộ rõ con đường Trung đạo.
- Ngài ngẫm lại thời gian khổ hạnh trong mấy năm qua, dù không đạt được mục tiêu tối hậu, nhưng nhờ pháp này mà Ngài đã tự chiến thắng được chính mình, chiến thắng được lòng tham dục: tài, sắc, danh, thực, thuỳ. Ngài cũng đắc được nhĩ thông nghe được chư thiên nói chuyện về Ngài.
- Ngài bắt đầu chú tâm vào hơi thở, rồi buông thả hơi thở, quay vào trong tâm, lặng lẽ thiền định để tìm ra những chân lý cao sâu thâm diệu hầu giải quyết bài toán phức tạp sinh già bệnh chết.).
THÀNH PHẬT.
Sau 49 ngày quyết tâm hành thiền dưới cội bồ đề:
Sau 49 ngày đêm, đạo sĩ Cồ Đàm đã lần lượt nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền. Khi tâm Ngài hoàn toàn định tỉnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, bình tĩnh… hướng về tuệ giác liên quan đến sự nhớ lại những kiếp quá khứ của chính mình. Tất cả những gì xảy ra từ nhiều kiếp quá khứ hiện ra trong nhận thức của ngài như một cuốn phim trước mặt. Sanh ra, chết đi, tái sanh…. Hết đời này qua đời khác…Làm con người này, làm con người kia… như thế nào Ngài đều rõ biết. Đây là tuệ giác đầu tiên ngài chứng ngộ vào lúc canh Một của đêm thành đạo, gọi là Túc Mạng Minh.
Phá tan được lớp vô minh, tự mình nhìn ra được vô số kiếp của mình. Bây giờ ngài mới hướng tâm về tri giác (hiểu biết) hiện tượng Sanh, Diệt của chúng sanh. Với huệ nhãn tinh khiết và siêu phàm, Ngài thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Ngài biết người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh…v.v… Tất cả đều trải qua diệt và sanh, sanh và diệt, tuỳ hành vi tạo tác hạnh nghiệp tốt xấu thiện ác của mỗi người mà thọ sanh luân hồi trong 6 cõi: trời, người, Atula, súc sanh, ngạ quỹ hay địa ngục… Như vậy với Thiên Nhãn Minh, ngài mục kích sự phân tán và sự cấu hợp trở lại của chúng sanh. Ngài chứng ngộ Thiên Nhãn Minh trong canh giữa của đêm thành đạo.
Tiếp theo, ngài hướng tâm thanh tịnh về tuệ tri hiểu biết sự chấm dứt các pháp trầm luân. Ngài biết như thật “đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là sự diệt khổ, đây là con đường đưa đến diệt khổ”. Ngài biết như thật “đây là những ô nhiễm (lậu hoặc), đây là nguyên nhân của các lậu hoặc, đây là sự diệt trừ những lậu hoặc, đây là con đường diệt trừ các lậu hoặc”. Lần lượt ngài nhận thức tiếp : “Đây là phiền não, đây là nguyên nhân của phiền nào, đây là sự chấm dứt phiền não, đây là con đường đưa đến chấm dứt phiền não”.. v.v… và. v.v… Nhận thức như thế, tâm Ngài thoát khỏi dục lậu (ô nhiễm của dục vọng), thoát khỏi hữu lậu (ô nhiễm của sự luyến ái đời sống) và thoát khỏi vô minh lậu (ô nhiễm của vô minh). Ngài chứng Lậu Tận Minh khi trời hừng sáng. Bấy giờ Ngài biết mình đã được giải thoát, Ngài nhận thức rằng: “Tái sanh đã chấm dứt, đời sống Phạm Hạnh đã viên mãn, việc cần làm đã làm xong, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa” (Kinh Trung Bộ 1, Đại Kinh Saccaka, số 37, trg 541-543).
HỎI ĐÁP CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI
Tổng hợp một số câu hỏi cơ bản và sơ bộ về cuộc đời Đức Phật để quý bạn đọc mới tìm hiểu về Đạo Phật hiểu rõ:
Đức Phật Thích Ca sinh vào năm 624 trước công nguyên (hay Tây Lịch). Tính đến năm 2021 này là đã tròn 2625 năm!
Phật Thích Ca trước khi thành Phật là một Thái tử của thành Ca Tỳ La Vệ, một nước bắc Ấn Độ, nay thuộc Nepal.
Đây là một vương quốc phồn thịnh, tương lai Ngài sẽ là vua của đất nước này.
Vua cha cùng hoàng hậu Maya hiếm muộn mãi không sinh được con trai.
Từ giấc mơ của hoàng hậu Maya về chú voi trắng 9 ngà bay vào bụng của bà. Sau 9 tháng 10 ngày bà hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tì Ni, trên đường quay trở lại quê nhà (theo phong tục xưa của người Ấn độ, phụ nữ sinh đẻ phải về nhà cha mẹ đẻ)
Thái tử Tất Đạt Đa hạ sinh bằng phương pháp mổ sinh (thời đó việc này rất khó khăn) và chính đó sau 7 ngày mẹ của ngày là hoàng hậu Maya đã từ trần.
Ngay khi sinh ra, Ngài đã được một tiên tri dự đoán là sau này sẽ trở thành một vị Vua vĩ đại nhất thế gian, Vua của các Vua hoặc là sẽ trở thành một nhà tu hành vĩ đại của nhân loại.
Từ nhỏ đến lớn được sống trong nhung lụa. Vua cha ngày đêm tạo dựng những môi trường tốt đẹp, hạnh phúc để tránh việc ngài xuất gia như tiên đoán.
Nhưng khi Ngại được đi thăm quan 4 cửa thành và bắt gặp chuyện sinh, lão, bệnh, tử thì Ngài đã luôn khát khao tìm ra con đường giải thoát được Luân hồi sinh tử.
Đó là lí do lớn nhất khiến ngài cất bước đi tu, bỏ lại ngai vàng, vợ con và mọi hào quang của cuộc sống đế vương.
Đức Phật khi còn là Thái tử, đã kết hôn với công chúa Da Du Đà La năm 14 tuổi và tới năm 28 tuổi thì hạ sinh được con trai là La Hầu La.
Như vậy, Ngài cũng có vợ và con trai như một người bình thường.
Khi ngộ hiểu về Luân hồi sinh tử, Ngài quyết tâm xuất gia tầm cầu chân lý. Năm 29 tuổi ngài từ bỏ mọi thứ từ ngai vàng tương lai, vợ đẹp, con xinh, quyền quý, gia tài,… – những thứ mà một con người tầm thường nào cũng đang kao khát, để bước chân vào con đường tu hành giải thoát giác ngộ.
Ngài theo học Yoga của các pháp sư nổi tiếng thời đó và đều đạt được chứng ngộ cao nhất, nhưng không trả lời được câu hỏi mà Ngài mang theo là cách giải thoát sinh tử.
Rồi ngài theo học 5 anh em Kiều Trần Như (người thầy từ thuở nhỏ của Ngài) tu khổ hạnh 6 năm. Ngài được coi là bậc nhất tu khổ hạnh. Nhưng vẫn không chứng đạt được giải thoát sinh tử.
Sau 49 ngày đêm tinh tấn tu hành dưới cội cây Bồ Đề, ngài đã thành Phật và giải thoát giác ngộ viên mãn.
Ngày 8 tháng 12, năm 35 tuổi tại Buddha Gaya, Ấn Độ.
Đức Phật Viên Tịch sau 45 năm hoằng dương Phật Pháp, đã giác ngộ cho hàng ngàn Phật tử và các bậc đại trí đương thời.
Ngài Viên tịch ngày Rằm tháng 2, thọ 80 tuổi tại Kusinãrã, Ấn Độ.
Lời Phật Dạy qua những lời kinh
Tranh giành, tranh đấu, tranh cãi, tranh đua là những tập khí cố hữu của chúng sinh. Cội nguồn của mọi sự tranh chấp ấy là tham dục và kiến dục. Tham dục là ưa thích, mê đắm vào ngũ dục (tiền bạc, sắc đẹp, danh vị, ăn uống, ngủ nghỉ cùng các tiện nghi)…
Phật dạy mọi đau khổ hay sung sướng của con người suy cho cùng đều tại tâm. Vì vậy để có cuộc sống an nhiên, con người phải cải biến tâm tính, biết buông bỏ những sân si. 1. Bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc đời bạn đều là những điều nên xảy ra.…
Bố thí và cúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà tùy theo khả năng phát tâm hộ trì Tam bảo và làm từ thiện xã hội. Phật dạy: “Thế gian có năm việc tuyệt…