Người Phật tử chân thật phải kính tin Phật, Pháp, Tăng, biết rõ mình, thậm chí, họ chấp nhận có người thích họ và có người không thích họ để từ đó biết hài hòa các mối quan hệ xã hội.
Hiện nay, Phật giáo phát triển mạnh mẽ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, số lượng người tin theo Phật trở thành Phật tử rất đông. Và đương nhiên vì nhiều lý do, một số người mạo danh Phật tử, làm những việc đi ngược với lời Phật dạy, thậm chí có chủ ỷ phá hoại lòng kính tin Tam Bảo của bá tánh. Sau đây là một số dấu hiệu trong đời sống cho ta biết họ là Phật tử chân thật.
- Luôn kính tin Tam Bảo, thực hành 5 giới, không cố lấy lòng, xu phụ người khác
Người Phật tử chân thật phải kính tin Phật, Pháp, Tăng, biết rõ mình, thậm chí, họ chấp nhận có người thích họ và có người không thích họ để từ đó biết hài hòa các mối quan hệ xã hội. Họ không mưu cầu cách phô trương, phóng đại bản thân cũng như tạo ấn tượng trong mắt người khác; vì thế, cách nói chuyện ôn hòa thân thiện, tự tin và trầm tĩnh. Tâm tâm niệm niệm bố thí giúp đỡ những người khốn khó, tận tâm hộ trì Phật pháp.
Người không kính Tam Bảo Phật Pháp Tăng, phá hoại Phật pháp thì dù xưng danh gì cũng không phải là Phật tử cư sĩ.
- Biết lắng nghe ý kiến của người khác
Ít ai muốn giao tiếp với người nói chuyện với một người đã luôn có thành kiến và không muốn lắng nghe. Vì thế, những Phật tử người chân thật nhờ có sự cởi mở của mình mà luôn tiếp cận và thu hút người khác dễ dàng hơn. Tâm thái luôn bình tĩnh, cởi mở trong một cuộc giao tiếp với người khác, Không hay phán xét, thành kiến và biết lắng nghe giúp người bớt khổ.
- Thiết lập phong cách sống tích cực hướng thiện riêng không hùa theo số đông.
Biết mình là ai, không gải tạo, không sĩ diện hão là điểm đáng quý của người Phật tử chân thật. Họ được tự tại sống cuộc đời của mình mà không mưu cầu cảm giác vui sướng từ ý kiến đánh giá của những người khác. Họ làm những gì họ tin là đúng và nếu ai đó không thích điều họ làm thì cũng chẳng sao cả bởi họ có các tiêu chuẩn nguyên tắc đạo đức của bản thân theo lời Phật dạy.
- Lòng luôn rộng lượng, bao dung
Chỉ những người nhỏ nhen mới sợ người khác tỏa sáng hơn mình nếu mình tạo cho người khác cơ hội hay phương thức cần để thực hiện công việc, làm ăn. Những người Phật tử chân thật ngược lại, họ chẳng ngần ngại thể hiện ra rằng họ muốn mọi người thành công , hạnh phúc bởi bản thân họ đã luôn tin vào lý nhân quả, khả năng của chính mình.
- Tôn trọng chúng sanh mọi người
Người Phật tử chân thật biết cách hành xử đúng đắn lương thiện với những người xung quanh. Cho dù đối phương là ai, ở vị trí nào, làm nghề gì, chắc chắn người chân thật vẫn luôn lịch sự và tôn trọng bởi họ hiểu rằng mọi người, mọi chúng sanh đều có tính Phật, đều bình đẳng trước nhân quả.
- Không xem tiền bạc vật chất là thước đo, không bị cám dỗ bởi vật chất mà làm những điều trái đạo đức lương tâm
Hạnh phúc đối với người chân thật phải đến từ bên trong, đơn giản chỉ là những niềm vui bé nhỏ, những khoảnh khắc được ở bên gia đình, bạn bè. Với họ, hạnh phúc không cần những thứ hào nhoáng vật chất bên ngoài. Chạy theo thời thượng không chắc mới là tốt.
- Là người đáng tin cậy
Người Phật tử chân thật giữ giới không nói dối, có uy tín, nói và làm đi đôi, là người nói đúng những gì họ nghĩ và làm đúng những gì họ đã cam kết. Bởi tính cách như vậy nên dĩ nhiên, họ sẽ nhận được sự tin tưởng , tin cậy của mọi người trong xã hội
- Người có đủ bi trí dũng
Nhiều người tự ái khi nhận được nhận xét trái chiều của những người xung quanh. Người Phật tử chân thật, họ không bị tác động nhiều. Họ có thể nhìn nhận đánh giá mọi thứ một cách khách quan các phản hồi tích cực và tiêu cực . Đúng thì nghe và sửa, sai thì bỏ qua, không để tâm, không buồn phiền
- Không phô trương khoác lác, sĩ diện hão
Người Phật tử chân thật biết tạo ra sự kết nối chiều sâu ngay cả trong những cuộc trò chuyện ngắn ngủi với mọi người. Họ biết rõ giá trị chân thật của con người là đạo đức và trí tuệ. Đây là giá trị chân thật và miên viễn.
- Lấy từ bi làm lẽ sống, trí tuệ làm sự nghiệp
Người Phật tử chân chính không lấy tiền tài địa vị chức quyền làm thành tựu mà lấy trí tuệ từ bi làm thành tựu. Họ không cần sự ngưỡng mộ của người khác để cảm thấy bản thân mình tốt lên; chính vì thế, họ sẽ lặng lẽ tập trung vào làm những điều mang lại lợi ích thiết thực cho số đông, cho xã hội, cho môi trường, cho con người
ĐĐ.TS.Thích Hạnh Tuệ, nguồn báo phatgiao.org.vn