Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Hôm nay ngày Đại lễ Phật Đản PL.2561 – DL.2017, cũng là ngày Lễ Vesak. Vesak là lễ hội ghi nhớ 3 sự kiện, đó là Phật Đản sinh, Phật thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Là con cháu của Phật, xin hãy dành chút ít thời gian nhớ lại bài giảng đầu tiên của đức Phật sau khi Ngài thành đạo.

Bài giảng đầu tiên đó có tên gọi Chuyển pháp luân cho 5 vị đồng tu. Xin được dịch lại từ một tài liệu tiếng Anh nội dung bài giảng đó.

Một hôm, tại vườn Lộc Uyển, nơi có 5 vị đạo sĩ là những người đồng tu với đức Phật trước đây đang thực tập theo phương pháp khổ hạnh. Đức Phật khi gặp 5 vị đồng tu và nói rằng:
Tôi đã tìm ra được Đạo lớn, tôi sẽ chỉ dạy cho các bạn. Các bạn là những vị sa môn đầu tiên trên đời được nghe giáo pháp mầu nhiệm mà Tôi đã tìm ra. Giáo pháp này không phải là kết quả của suy luận. Giáo pháp này là hoa trái của thực chứng. Các vị hãy đem hết nhận thức thanh tịnh mà nghiêm chỉnh lắng nghe.
Năm vị đồng tu, ngồi nghiêm chỉnh, chắp tay lại. Kondanna thành kính nói: – Xin sa môn Gotama đem hết lòng xót thương mà dạy cho chúng tôi.
Đức Phật nghiêm trang mở lời: – Này các vị sa môn, có hai thái cực mà người tu đạo nên tránh: một là lao mình vào khoái lạc nhục thể, hai là hành hạ thân xác cho hao mòn. Cả hai con đường đều đưa tới sự phá sản của thân tâm. Con đường mà tôi đã tìm ra là con đường trung đạo tránh được hai thái cực ấy và có thể đem đến trí tuệ, giải thoát và an lạc. 
Con đường đó là con đường Bát chánh đạo: nhận thức chân chính, tư duy chân chính, ngôn ngữ chân chính, hành động chân chính, sinh kế chân chính, chuyên cần chân chính, niệm lực chân chính và định lực chân chính. Tôi đã theo con đường bát chánh đó và đã thực hiện được trí tuệ, giải thoát và an lạc.
Này các vị, sao gọi là chánh đạo?

Sở dĩ gọi là chánh đạo vì con đường này không phải là con đường trốn tránh đau khổ mà là con đường đối diện trực tiếp khổ đau để diệt trừ khổ đau. Con đường bát chánh này là con đường của sự sống tỉnh thức, vì vậy chánh niệm là khởi điểm. Có chánh niệm thì sẽ có chánh định, nghĩa là định lực có tác dụng đưa tới trí tuệ. Nhờ có niệm lực và định lực chân chính thì nhận thức, tư duy, ngôn từ, hành động, sinh kế và sự chuyên cần cũng sẽ đi vào chánh đạo. Trí tuệ được phát sinh sẽ giải thoát được cho người hành giả tất cả mọi ràng buộc khổ đau và làm phát sinh nơi người hành giả nguồn an lạc chân chính.
Này các vị, có bốn sự thật mà người tu phải công nhận: sự có mặt của những nguyên nhân của các khổ đau ấy, sự chấm dứt khổ đau và con đường đi tới sự chấm dứt khổ đau. Bốn sự thật ấy là bốn sự thật mầu nhiệm, gọi là tứ diệu đế. 
Này các vị sa môn, đây là sự thật thứ nhất: Khổ đau, sinh, già, bệnh và chết là khổ; buồn, giận ghen, tức, lo lắng, sợ hãi và thất vọng là khổ; chia cách người thân yêu là khổ, chung đụng với người ghét bỏ là khổ, tham đắm và kẹt vào năm uẩn là khổ.
Này các vị sa môn, đây là sự thật thứ hai: nguyên nhân của khổ đau. Vì u muội, vì không thấy và không hiểu được sự thật về bản thân và về cuộc đời cho nên con người bị những ngọn lửa của tham đắm, giận hờn, ghen tức, sầu não, lo lắng sợ hãi và thất vọng đêm ngày đốt cháy và hành hạ.
Này các vị sa môn, đây là sự thật thứ ba: sự chấm dứt khổ đau. Đó là trí tuệ, là hiểu biết, là nhận thức được sự thật về bản thân và về cuộc đời. Trí tuệ này, cái thấy này đưa lại sự chấm dứt của mọi sầu đau và làm phát sinh niềm an lạc.
Này các vị sa môn, đây là sự thật thứ tư: con đường diệt khổ. Đó là con đường Bát chánh mà tôi đã trình bày. Bản chất của Bát chánh đạo được nuôi dưỡng bằng nếp sống tỉnh thức hàng ngày, đó tức là chánh niệm. Chánh niệm đưa tới Định và Tuệ, có năng lực giải thoát con người khỏi mọi niềm đau và đem lại mọi an vui. Tôi sẽ hướng dẫn cho các vị từng bước trên con đường thực hiện này.
Đó là nội dung bài giảng đầu tiên với 5 vị đồng tu. Nhân ngày Đại lễ Phật Đản PL.2561 – DL.2017, chúng ta là con, cháu của Phật hãy dành chút ít thời gian nhớ về lời dạy đầu tiên của Phật.
TIẾNG ANH

In the Deer Park. the five ascetic companions meet the Buddha. The Buddha said: “Then please listen, my friends. I have found the Great Way, and I will show it to you. You will be the first to hear my Teaching. This Dharma is not the result of thinking. It is the fruit of direct experience. Listen serenely with all your awareness”.
The Buddha’s voice was filled with such spiritual authority that his five friends joined their palms and looked up at him. Kondanna spoke for them all: “Please, friend Gautama, show us compassion and teach us the Way”.
The Buddha began serenely: “My brothers, there are two extremes that a person on the path should avoid.
One is to plunge oneself into sensual pleasures, and the other is to practice austerities which deprive the body of its needs. Both of these extremes lead to failure. The path I have discovered is the Middle Way, which avoids both extremes and has the capacity to lead one to understanding, liberation, and peace. It is the Noble Eightfold Path of right understanding, right thought, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration. I have followed this Noble Eightfold Path and have realized understanding, liberation, and peace.
“Brothers, why do I call this path the Right Path? I call it the Right Path because it does not avoid or deny suffering, but allows for a direct confrontation with suffering as the means to overcome it. The Noble Eightfold Path is the path of living in awareness.
Mindfulness is the foundation. By practicing mindfulness, you can develop concentration which enables you to attain Understanding. Thanks to right concentration, you realize right awareness, thoughts, speech, action, livelihood, and effort. The Understanding which develops can liberate you from every shackle of suffering and give birth to true peace and joy.
“Brothers, there are four truths: the existence of suffering, the cause of suffering, the cessation of suffering, and the path which leads to the cessation of suffering. I call these the Four Noble Truths. The first is the existence of suffering. Birth, old age, sickness, and death are suffering. Sadness, anger, jealousy, worry, anxiety, fear, and despair are suffering. Separation from loved ones is suffering. Association with those you hate is suffering. Desire, attachment, and clinging to the five aggregates are suffering.
“Brothers, the second truth is the cause of suffering. Because of ignorance, people cannot see the truth about life, and they become caught in the flames of desire, anger, jealousy, grief, worry, fear, and despair.
“Brothers, the third truth is the cessation of suffering. Understanding the truth of life brings about the cessation of every grief and sorrow and gives rise to peace and joy.
“Brothers, the fourth truth is the path which leads to the cessation of suffering. It is the Noble Eightfold Path, which I have just explained. The Noble Eightfold Path is nourished by living mindfully. Mindfulness leads to concentration and understanding which liberates you from every pain and sorrow and leads to peace and joy.
I will guide you along this path of realization”.


Hoàng Phước Đại

What's your reaction?
0Cool0Bad0Happy0Sad

Thêm bình luận

VedepPhatgiao.com © 2024. All Rights Reserved.