Skip to content Skip to sidebar Skip to footer


Bằng lời nói và hành động, Đức Phật đã gửi gắm thông điệp rằng cha mẹ cần hướng dẫn con cái đến những điều thiện mỹ. Bổn phận của cha mẹ là khuyến khích con cái họ nói, làm và suy nghĩ những điều thiện.

Đức Phật

Bên cạnh việc có những phương pháp giúp con cái tránh xa các hành động bất thiện, bổn phận của cha mẹ còn bao gồm cả việc dẫn dắt con cái hướng đến những hành động thiện. Đức Phật đã dùng thuật ngữ Pali, kalyane nivesenti, để nói về điều đó. Kalyane có nghĩa là “những hành động tốt đẹp, dễ thương và đạo đức”. Nivesenti có nghĩa là “thiết lập”, hay “là nguyên nhân của”.

Hành vi thiện ý chỉ những lời nói, hành động và ý nghĩ xuất phát từ lòng từ bi, bác ái và trí tuệ. Do đó các yếu tố của hành vi đạo đức là sự thực hành bố thí (dana), gìn giữ giới luật (sila), và phát triển tâm trí (bhavana). Đức Phật khuyến khích cha mẹ ươm trồng những tư tưởng và hành động này cho con cái họ. Với sự tận tâm dạy bảo của cha mẹ, con cái sẽ có thể có được những đức tính này.

Hơn nữa, cha mẹ phải tuân giữ chánh mạng, nghĩa là kiếm sống một cách chánh đáng để cho con cái họ có thể chọn lựa một con đường tương tự. Kế tiếp, họ phải quan tâm đến ai là những người bạn thân thiết của con họ. Đức Phật luôn nhấn mạnh rằng việc giao tiếp với thiện tri thức (pandita), sẽ bổ sung thêm cho cá tính của ta; do đó cha mẹ cần phải thuyết phục con cái họ kết bạn với những người như thế. Lần nữa, Đức Phật nhấn mạnh đến việc dùng ái ngữ, như là một phương cách hữu hiệu để những người có trách nhiệm gieo trồng các hành vi thiện cho người khác. Các bậc cha mẹ muốn giáo huấn, hướng dẫn con đến cái thiện, cũng phải làm như thế.

Tuy nhiên, Đức Phật cũng thấy rằng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đem lại hạnh phúc tức thì cho người mà ta đang cố gắng dìu dắt họ hướng đến các hành động thiện. Nhất là các bậc cha mẹ, họ sẽ cảm thấy khó làm vừa lòng con cái với những lời khuyên nhủ, dạy dỗ chân thành. Con cái thì thích làm bất cứ điều gì đem lại cho chúng sự thõa mản tức thì hơn là những ích lợi dài lâu. Chúng có thể cảm thấy rất bực bội khi nghe những lời cha mẹ khuyên dạy, không giống với những điều chúng muốn làm.

Vào những trường hợp như thế, Đức Phật khuyên cha mẹ phải cứng rắn bảo vệ những giá trị của lời mình dạy, chứ không nên nuông chìu con. Khi cha mẹ biết rằng mình đang sử dụng những phương cách chánh đáng vì sự phát triển nhân cách của con cái, thì họ phải cương quyết đi đến cùng chứ không thể chùn bước.

Dạy con hành động thiện

Bằng lời nói và hành động, Đức Phật đã gửi gắm thông điệp rằng cha mẹ cần hướng dẫn con cái đến những điều thiện mỹ. Bổn phận của cha mẹ là khuyến khích con cái họ nói, làm và suy nghĩ những điều thiện.

Đức Phật

Bên cạnh việc có những phương pháp giúp con cái tránh xa các hành động bất thiện, bổn phận của cha mẹ còn bao gồm cả việc dẫn dắt con cái hướng đến những hành động thiện. Đức Phật đã dùng thuật ngữ Pali, kalyane nivesenti, để nói về điều đó. Kalyane có nghĩa là “những hành động tốt đẹp, dễ thương và đạo đức”. Nivesenti có nghĩa là “thiết lập”, hay “là nguyên nhân của”.

Hành vi thiện ý chỉ những lời nói, hành động và ý nghĩ xuất phát từ lòng từ bi, bác ái và trí tuệ. Do đó các yếu tố của hành vi đạo đức là sự thực hành bố thí (dana), gìn giữ giới luật (sila), và phát triển tâm trí (bhavana). Đức Phật khuyến khích cha mẹ ươm trồng những tư tưởng và hành động này cho con cái họ. Với sự tận tâm dạy bảo của cha mẹ, con cái sẽ có thể có được những đức tính này.

Bên cạnh việc có những phương pháp giúp con cái tránh xa các hành động bất thiện, bổn phận của cha mẹ còn bao gồm cả việc dẫn dắt con cái hướng đến những hành động thiện.
Bên cạnh việc có những phương pháp giúp con cái tránh xa các hành động bất thiện, bổn phận của cha mẹ còn bao gồm cả việc dẫn dắt con cái hướng đến những hành động thiện.

Hơn nữa, cha mẹ phải tuân giữ chánh mạng, nghĩa là kiếm sống một cách chánh đáng để cho con cái họ có thể chọn lựa một con đường tương tự. Kế tiếp, họ phải quan tâm đến ai là những người bạn thân thiết của con họ. Đức Phật luôn nhấn mạnh rằng việc giao tiếp với thiện tri thức (pandita), sẽ bổ sung thêm cho cá tính của ta; do đó cha mẹ cần phải thuyết phục con cái họ kết bạn với những người như thế. Lần nữa, Đức Phật nhấn mạnh đến việc dùng ái ngữ, như là một phương cách hữu hiệu để những người có trách nhiệm gieo trồng các hành vi thiện cho người khác. Các bậc cha mẹ muốn giáo huấn, hướng dẫn con đến cái thiện, cũng phải làm như thế.

Tuy nhiên, Đức Phật cũng thấy rằng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đem lại hạnh phúc tức thì cho người mà ta đang cố gắng dìu dắt họ hướng đến các hành động thiện. Nhất là các bậc cha mẹ, họ sẽ cảm thấy khó làm vừa lòng con cái với những lời khuyên nhủ, dạy dỗ chân thành. Con cái thì thích làm bất cứ điều gì đem lại cho chúng sự thõa mản tức thì hơn là những ích lợi dài lâu. Chúng có thể cảm thấy rất bực bội khi nghe những lời cha mẹ khuyên dạy, không giống với những điều chúng muốn làm.

Vào những trường hợp như thế, Đức Phật khuyên cha mẹ phải cứng rắn bảo vệ những giá trị của lời mình dạy, chứ không nên nuông chìu con. Khi cha mẹ biết rằng mình đang sử dụng những phương cách chánh đáng vì sự phát triển nhân cách của con cái, thì họ phải cương quyết đi đến cùng chứ không thể chùn bước.

Hành vi thiện ý chỉ những lời nói, hành động và ý nghĩ xuất phát từ lòng từ bi, bác ái và trí tuệ. Do đó các yếu tố của hành vi đạo đức là sự thực hành bố thí (dana), gìn giữ giới luật (sila), và phát triển tâm trí (bhavana).
Hành vi thiện ý chỉ những lời nói, hành động và ý nghĩ xuất phát từ lòng từ bi, bác ái và trí tuệ. Do đó các yếu tố của hành vi đạo đức là sự thực hành bố thí (dana), gìn giữ giới luật (sila), và phát triển tâm trí (bhavana).

Thái tử Abhaya, người đang bồng con trong tay, hỏi Đức Phật rằng ông có nên dùng những lời lẽ cứng rắn để rèn luyện cách cư xử của ai đó không. Để trả lời, Đức Phật nói rằng Ngài sẽ chỉ dùng những lời dịu dàng, vào thời điểm thích hợp. Tuy nhiên Đức Phật cũng nói rằng khi Ngài biết một phương pháp gì đó là đúng, thì Ngài chẳng bao giờ do dự khi phải thực hiện nó.

Đức Phật tiếp, “Giả dụ nếu có vật gì đó dính mắc trong cổ đứa bé, thì người sẽ làm gì?” Thái tử Abhaya trả lời rằng, ông sẽ lấy nó ra. “Như thế sẽ làm cho đứa bé chảy máu và đau đớn thì sao?”, Đức Phật hỏi. Thái tử Abhaya thưa rằng ông sẽ không quan tâm, vì điều cần giải quyết ngay trước mắt là phải cứu sống đứa trẻ. Theo Đức Phật, có những biện pháp, hành động mà các bậc cha mẹ phải chọn lựa, nếu muốn dẫn dắt con cái họ đi theo con đường chân chánh, mặc dầu những hành động đó trước mắt có thể không làm con cái họ vui lòng. Theo giả dụ trên, ta thấy rằng, trong nỗ lực hướng dẫn con cái đến những hành động thiện, cha mẹ có thể phải sử dụng những lời nói nghiêm khắc, chứ không phải thô lỗ, cộc cằn, và phải có những biện pháp cứng rắn, mặc dầu con cái họ không vui lòng nghe theo.

Chính cuộc đời của Đức Phật đã cho chúng ta một trong những thí dụ hoàn hảo nhất về việc người cha phải làm thế nào để vung trồng tánh thiện trong tâm hồn một đứa trẻ. Rahula, con trai Đức Phật, mới chỉ bảy tuổi khi Đức Phật hứa với con rằng sẽ cho con một “món quà tốt đẹp nhất của một người cha”. Đức Phật đã cho phép Rahula được gia nhập tăng đoàn, và đã hết lòng dạy dỗ để giúp Rahula phát triển nhân cách toàn vẹn. Trong kinh tạng có nhiều đoạn cho ta thấy Đức Phật rất quan tâm đến việc Rahula có được những đức tính thiện và sự phát triển nhân cách không.

Thay vì ra lệnh, Đức Phật thường khiêu gợi trí phán đoán của con. “Rahula, mục đích của cái gương là để làm gì?”, Đức Phật đã có lần hỏi đứa con trai nhỏ của mình như thế. “Dạ, để nhìn thấy sự phản chiếu của mình”, Rahula trả lời. “Cũng thế Rahula, tâm của ta là để phản chiếu hành động của chúng ta”, Đức Phật tiếp lời. “Con cần phải đánh giá hành động của mình dựa trên những hậu quả của chúng. Bất cứ điều gì mang đến hậu quả xấu cho bản thân và cho người khác, thì con nên tránh làm những điều đó. Nếu chúng đem đến những kết quả tốt, thì con có thể thực hiện chúng”. Đây là một thí dụ về những phương cách hữu hiệu mà bậc cha mẹ có thể áp dụng để vung trồng phẩm hạnh trong tâm trí đứa trẻ. Sự dạy dỗ, dìu dắt của Đức Phật quá toàn hảo đến nỗi Rahula có danh hiệu là “người luôn sẳn sàng học hỏi, tu sửa”.

Trích: Lời dạy của Đức Phật về sự thành tựu trong gia đình, nơi công sở và ngoài xã hội

What's your reaction?
0Cool0Bad0Happy0Sad

Thêm bình luận

VedepPhatgiao.com © 2024. All Rights Reserved.