Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Tăng đoàn do Đức Phật thành lập có thể thấy rõ qua lời xưng tán: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, chân chính hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời”.

Hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, Tăng đoàn Phật giáo đã có những đóng góp thiết thực và lợi lạc cho cuộc đời. Là một tổ chức bảo đảm cho mỗi vị Tăng, Ni theo đuổi đời sống tu tập an yên với mục đích giải thoát, và Tăng đoàn còn là nơi nương tựa tinh thần rất lớn cho tất thảy chúng sinh. Thể hiện qua nếp sống giới đức thanh tịnh, tôn trọng và hòa đồng giữa các thành viên, tinh thần chia sẻ hiểu biết chính pháp đối với mọi người.

Tăng đoàn do Đức Phật thành lập có thể thấy rõ qua lời xưng tán: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, chân chính hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời”.

Vậy nguyên tắc nào để mỗi thành viên tìm thấy lợi ích trong đời sống Tăng đoàn và để một đoàn thể bao gồm những con người cao quý như vậy được duy trì ổn định, phát triển và trường tồn thì Đức Phật đã chỉ ra sáu cách hay sáu nguyên tắc để Tăng đoàn được duy trì ổn định, trường tồn trong kinh Tăng Chi Bộ, đó là:

“Có sáu pháp cần phải ghi nhớ này, này các Tỷ-kheo, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Thế nào là sáu?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ thân hành đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Đây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ khẩu hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Đây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ ý hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Đây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các lợi dưỡng đúng pháp, nhận được đúng pháp, cho đến những đồ vật nhận được chỉ trong bình bát, vị ấy không phải là người không san sẻ các đồ vật nhận được như vậy, phải là người san sẻ dùng chung với các vị đồng Phạm hạnh có giới đức. Đây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các Giới Luật không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế nhiễm, giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đi đến Thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu Giới Luật trong các Giới Luật ấy đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các tri kiến thuộc bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chơn chánh diệt tận khổ đau, Tỷ-kheo sống thành tựu tri kiến với các tri kiến như vậy đối với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng.

Đây là sáu pháp cần phải ghi nhớ, này các Tỷ-kheo, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí”.

Sáu nguyên tắc trên nói rõ nếp sống tinh tấn tu học hướng thiện của mỗi vị Tăng – Ni, giúp tạo thành một nếp sống, tôn trọng, hoà hợp trong tổ chức Tăng đoàn. Khi mỗi thành viên của Tăng đoàn thể hiện đầy đủ sáu nguyên tắc này trong đời sống tập thể thì bản thân người ấy sẽ tìm thấy sự an lạc, đồng thời góp phần xây dựng Tăng đoàn ngày càng phát triển. Một nếp sống vừa mang lại lợi ích cho bản thân và cho cả tập thể.

What's your reaction?
0Cool0Bad0Happy0Sad

Thêm bình luận

VedepPhatgiao.com © 2024. All Rights Reserved.