Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Là một người xuất gia từ nhỏ, luôn mang trong mình hơi thở lòng từ bi, Ni sư không ngừng nghiên cứu các tư liệu Phật giáo, trau dồi Kinh – Luật – Luận, cũng như triết học, tâm lý học… nghiên cứu về con người, với một tâm nguyện mang lại cái hạnh phúc chân thật, chính là hạnh phúc của hiện tại.

Một phong thái giản dị, thông tuệ, thục nữ và khiêm nhường, Ni sư Thích Nữ Đồng Hòa cho biết: “Chúng ta không cần từ bỏ hay khước từ mọi của cải vật chất, nhưng nhờ có tình yêu thương chân thật chúng ta sẽ đạt được những kết quả của hạnh phúc như ý muốn”. Là người mang những tâm nguyện lớn, đem chân lý của đạo từ bi vào đời sống, Ni sư đã cần mẫn gieo những hạt mầm yêu thương cho khắp những nơi người đã đi đến. Dành trọn một đời tu hành thanh bần về lối sống, trí tuệ về tư duy, đem những chân lý trong những lời dạy vàng ngọc cuả đức Phật, hướng con người tới chân thiện mỹ.

Hạnh phúc tùy góc nhìn

Là một người xuất gia từ nhỏ, luôn phát huy tinh thần từ bi, trí tuệ của Đức Phật, Ni sư không ngừng nghiên cứu các tư liệu Phật giáo, trau dồi Kinh – Luật – Luận, nghiên cứu triết học, tâm lý học… nghiên cứu về con người, với một tâm nguyện là chỉ lại cho họ được cái hạnh phúc chân thật, chính là hạnh phúc của hiện tại.

Nhà triết học người Ba Lan Wadysalf’ Tatarkiewicz đã nêu trong một bài luận về hạnh phúc, trong bài viết, ông gọi hạnh phúc là một sự hài lòng mang tính bền vững về cuộc sống và được chứng minh, chính là sự tồn tại của con người và còn rất nhiều các nhà khoa học khác, đã định nghĩa về hạnh phúc, nhưng cho tới tận ngày nay vẫn là những định nghĩa hết sức chung chung. Tuy nhiên, với chân lý thích nghi với từng trình độ của con người (chúng sinh) đức Phật đã chỉ ra rằng, “hạnh phúc tùy thuộc vào trải nghiệm, trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi người khác nhau thì sự đánh giá về hạnh phúc cũng khác nhau”.

Con người chúng ta có khả năng thích nghi tuyệt diệu là có thể thực sự trải nghiệm mọi thứ trong đầu trước khi trải qua một thế giới thực. Đây là điều mà không một loài động vật nào khác loài người có thể làm được. Chính vì vậy mà chúng ta mới có một sự thích nghi tuyệt vời. Điều đó trong đạo Phật gọi là “sự tỉnh thức” hay là “giác ngộ”. Ni sư cho biết thêm bắt đầu từ năm 2013, Đại hội đồng Liên hiệp với 193 quốc gia tham gia thành viên đã nhất trí thông qua nghị quyết A/RES/66/281 chọn ngày 20/03 hàng năm làm ngày Quốc tế Hạnh phúc, coi đây là một ngày, mang ý nghĩa biểu tượng nhằm quyết tâm thể hiện, sự tích cực và những nỗ lực nhiều hơn để xây dựng một thế giới đại đồng, mang lại hạnh phúc cho con người trên khắp mọi nơi trên trái đất.

Như vậy để đánh giá một cuộc sống hạnh phúc theo Ni Sư cần phải được tích hợp cả hai cảm giác, “sự vừa lòng của đời sống vật chất và sự vừa lòng của cả đời sống tinh thần, điều này nhà Phật gọi là “tri túc thường lạc”. Mặc dù vậy, nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận một điều khắc nghiệt hơn hạnh phúc là, không thể công bằng cho tất cả mọi người. Một xã hội hay một con người phát triển, là hướng tới việc giảm dần các bất công, bớt đi những phân hóa sâu sắc, chứ không thể nào triệt tiêu hoàn toàn sự bất công, bởi bất công hay bình đẳng đôi khi là động lực cho sự phát triển.

Một điều hiển nhiên không thể sai lệch, đó là dùng tình yêu thương và sự thực tập của từ bi, là điều quan trọng nhất để con người mang lại những cảm giác hạnh phúc cho nhau.

Nhìn nhận giữa thiện và ác của mỗi bản thân

Những điều thiện không phải tự nhiên mà xuất hiện, nó là một quá trình tranh đấu với chính mình và lựa chọn, như đức Phật đã nói: “Chiến thắng người thì dễ nhưng chiến thắng bản thân mới là điều khó”. Thông qua giáo dục, nhận thức suy nghĩ khiến người ta biết nhường nhịn sẻ chia, khi đối mặt với quyền lợi. Xã hội hay một niềm tin về tôn giáo tâm linh, không dạy chúng ta làm ác, nhưng sự thôi thúc về cảm xúc, cũng như thiếu lý trí để phân tích khiến nó trở thành bản chất trong mỗi chúng ta mà thôi.

Giáo sư Colas Duflo ,Triết học trường Đại học Paris Ouest Namterre La Défense đã nói: “Hai khái niệm thiện và ác xuất phát từ chúng ta, từ những cảm nhận, nhận thức của mỗi cá nhân và phụ thuộc vào xã hội nơi ta đang sống. Còn đối với giáo lý vàng ngọc của đức Phật. Bằng ánh nhìn từ hòa và nhã nhặn Ni sư khẳng định, chỉ khi chúng ta thực tập tình yêu thương (cái thiện), thông qua sự hiểu biết chúng ta sẽ thấu triệt được thiện ác và luôn đạt được hạnh phúc an lạc, ngay trong bối cảnh lấn lướt và bon chen. Hãy để mỗi chúng ta là những vị Phật của tương lai vì một nền văn minh của nhân loại, và hãy để mỗi chúng ta là một vì Bồ tát mang thông điệp an lành cho những hoài nghi về lòng người trong nhau. Điều đó đích thực là an lạc và giải thoát.

Nếu chỉ nói con người vốn lương thiện, thì không bao giờ bỏ được cái ác kia, chỉ có nhìn nhận nó, rằng con người có nhiều các ác trong tự nhiên, thì mới tập buông xuống và quay về hướng thiện, về với chính mình hoặc những điều tốt đẹp hơn.

Người tu hành hay trần tục đều có thể đạt được trạng thái giải thoát hay hạnh phúc như nhau

Là một người nữ xuất gia (hảo tâm xuất gia giả – xuất gia với tâm tốt) với nhiều tâm nguyện mang lại chân lý và ánh sáng Phật pháp cho nhiều người, Ni sư Thích Nữ Đồng Hòa trụ trì chùa Tăng Phúc – phường Thượng Thanh – Quận Long Biên, luôn hướng mọi người tới cõi thiện.

Có thể nói những đóng góp cho sự ngiệp giáo dục Phật giáo và truyền bá giáo lý tối thượng tới đa dạng các tầng lớp, đã hiện đại hóa tôn giáo để đi vào lòng người. Đã để lại một thực tế, được coi là những việc làm hướng thiện đơn thuần mà ai cũng làm được, không chỉ dành riêng cho ai là Ni sư thường xuyên nhận được tấm gương người tốt việc tốt mà ít ai biết đến.

Trí tuệ và khiêm nhường, luôn tôn kính chư vị tôn túc trưởng thừa, Ni sư nhận ra rằng, xuất gia hay xuống tóc luôn mang những hành động tốt đẹp và ái ngữ để mang lại lợi ích cho mọi người xung quanh. Nếu chỉ đơn thuần giữu gìn những giới cấm mà đức Phật đưa ra để răn dạy để tử cho phù hợp cách đây gần 3000 năm trước, thì điều đó mang một tích chất cứng nhắc và chấp trước.

Như vậy một sự chứng ngộ của mỗi người thì người đó tự biết, ví như mình uống nước nóng mình cảm nhận nó nóng, mình uống nước lạnh sẽ cảm nhận nó lạnh. Không thể nào dùng mắt phàm của mình chỉ để đánh giá một sự việc (trông thấy, nghe thấy, hay gián tiếp thấy), như Ngài Khổng Tử cũng đã dạy “trông thấy vậy mà không phải vậy”. Tuy nhiên để có thể giải thoát được khỏi bờ vực của tham, sân, si cần tìm cho mình một người thầy chân chính và trí tuệ để thực hành theo. Có câu nói rằng: “Đi học gặp được thầy tốt, đi làm được tiền bối tốt và lập gia đình có người bạn đời tốt”. Mỗi con người cần đề cao niềm tin của mình với tôn giáo mình theo, và điều cần đề cao hơn là người thầy hướng dẫn niềm tin cần chỉ cho họ về tôn giáo của lòng tử tế mà trên thế giới mọi người đều ưa chuộng.

Ni sư tin rằng đã là con người Phật tính ai cũng đều như nhau, khả năng tu của mỗi người như nhau, nhưng nhận thức về tu còn rất nhiều sai lệch hiện nay ngay cả giới như tri thức, khiến mọi người luôn có ánh nhìn dò xét, áp đặt mà ít đi sự cảm thông về tình thương yêu giữa con người và con người. Cùng với những công tác Phật sự của mình rất nhiều, nhưng Ni sư luôn dành thời gian cho các đệ tử của mình, và hết lòng phụng sự Tam Bảo. Mỗi một vị Phật, một ngôi già lam, một nhà thiền, nhà tăng xuất hiện nơi đó có an lạc trong tinh thần, và bình ổn về tâm lý, vì mỗi một vị thầy xuất gia học đạo là những nhà tâm lý đại tài. Có thể nói Ni sư là người con gái của đức Phật.

Những ngôn từ Ni sư luôn Tâm Đắc

 Thực hành yêu thương – Thực hành bố thí – Thực hành tâm tinh tiến nhẫn nại – bình thường tâm sẽ có đạo.

Nông Phu Họ Thích

What's your reaction?
0Cool0Bad0Happy0Sad

Thêm bình luận

VedepPhatgiao.com © 2024. All Rights Reserved.