Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Vị Tổ mà chúng ta đang kể ở đây là tổ (thứ 27) tức Bát Nhã Đa La, chính là người truyền thiền cho Bồ Đề Đạt Ma nối dòng thiền này về phương Đông, đó là các nước Trung Hoa, Việt Nam và các nước trong khu vực.

Ở nước ta, nhiều người đã biết đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma là người Ấn Độ qua hình ảnh trên vai với (cây gây và một chiếc giầy) là người đã đưa dòng Thiền tông hay còn gọi là dòng thiền Thích Ca Văn đến Trung Hoa và Việt Nam. Nhưng hẳn ít người biết đến ai là người truyền dòng thiền này cho tổ Bồ Đề Đạt Ma – để đưa dòng thiền ấy về phương Đông. Và điều đặc biệt là lễ truyền thiền cho tổ Đạt Ma lại đúng vào ngày (Đản sinh của đức Thích Ca Mâu Ni). Người đó, chính là Tổ Bát- Nhã- Đa-La (Prajnatara).

Tổ Bát Nhã Đa La là tổ sư đời 27, sanh sau đức Phật nhập Niết bàn 981 năm. Người nước Đông Ấn, dòng Bà La Môn, cha tên là Bát Phạt Phi, mẹ là Uất Phương Huyền, cha mẹ ngài bị chết sau một trận động đất, khi ngài mới 15 tuổi. Vì cha mẹ không còn nên đến ở đậu với nhà người dì, ai mượn gì ngài cũng làm mà không nhận tiền công. Tổ Bất Như Mật Đa nhớ lại tiền kiếp Tổ và ngài có duyên thầy trò, nên Tổ tìm đến gặp ngài kể chuyện xưa, và nhận ngài làm đồ đệ.

Ngài theo Tổ học đạo Thiền tông được 8 năm, một hôm tổ nói:

-Trong Huyền ký của Như Lai có đề cập đến tên ông, vậy ông hãy trình chỗ hiểu biết cao sâu của pháp môn Thiền học này coi, xem có đúng với những gì trong huyền ký đã ghi không?

Nghe lời Tổ Bất Như Mật Đa nói vậy, nên ngài (Bát Nhã Đa La) trình bài kệ:

Cha mẹ từ giã cõi trần / Để con ở lại tu phần thiền tông / Nhờ thầy chỉ dạy rất thông / Thiền tông tuyệt diệu ở trong cõi này / Ơn thầy dạy bảo con đây / Đã lâu nhận được định trình Thầy xem / Nhưng sợ Thầy la con bèn / Cứ để yên vậy sang hèn tự minh (tức tự nó) / Hôm nay Thầy bảo con trình / Mấy lời bộc bạch, xin thầy kiểm cho / Nhờ Thầy nuôi dạy ấm no / Không khổ không sợ, không lo thứ gì / Thiền tông tâm con thường ghi / Chỉ cần thanh tịnh, tìm chi trong trần / Thiền Thanh lúc nào cũng cần / Việc làm chỉ một chẳng cần thứ hai / Đã lâu con làm không hai / Ngày ngày thanh tịnh thấy hai đôi bờ / bên trong tuyệt diệu như mơ / Bên ngoài sinh tử đôi bờ rõ thông / Thiền tông không phải cầu mong / Mà tâm thanh tịnh, không mong không cầu / Rơi vào Bể tánh nhận Châu / Không hề diễn tả vì đâu có hình / Con vào cứ vậy lặng thinh / Khi nói ra tiếng, tiếng mình vang xa / Lời vàng của Phật Thích Ca / Con nay nhận được ý đà thiền Thanh / Nhìn ra tam giới như tranh / Chỉ cần vui thích, tử sanh luân hồi / Nghe lời Phật dạy con “Thôi” / Luân hồi sinh tử con thôi không tìm / Hôm nay Thầy hỏi con riêng / Xin trình mật ý, chỉ riêng mình thầy / Ý riêng con trình thầy đây / Xin thầy kiểm chứng con đây rất mừng.

Tổ Bất Như Mật Đa nghe Bát Nhã Ba La trinh bài kệ 36 câu trên, biết ngài đã đạt được “Bí mật Thiền tông” nên dạy như sau:

-Ngươi nay đã đạt được “Bí mật Thiền tông”, ba tháng sau ta sẽ truyền bí mật Thiền này cho ngươi.

Đúng ba tháng sau buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” do Tổ Bất Như Mật Đa tức (tổ thứ 26) truyền cho ngài.

Bài kệ truyền “ Bí mật Thiền tông” gồm (60 câu) như sau:

Ngày xưa, sen nở Linh sơn / Như Lai dạy thiền, quý hơn ngọc vàng / Truyền đi khắp chốn gian nan / Nay ta truyền lại rõ ràng cho ông / Ông phải giữ lấy trong lòng / Tìm nhiều phương cách thiền đây lưu truyền / Hôm nay họ Bất có duyên / Ta nay truyền thiền chứng nhận cho ông / Đa kia nhận được không mong / Sống với Phật tánh là xong luân hồi / Thiền tông đơn giản vậy thôi / Sống với Phật tánh luân hồi màng chi.

Đại đế Asoka và sự nghiệp hoằng dương Phật pháp

Thiền tông đặc biệt diệu kỳ/ Ông đã biết được, nhận thì Tổ tông / Tổ tông ông nhận trong lòng / Để truyền người kế là xong phận mình / Hôm nay trước Đấng tối linh / Chánh thức truyền thiền Tổ vị cho ông / Ông phải cố gắng hết lòng / Tìm người kế tiếp là xong phận mình / Thiền tông ông phải lặng thinh / Người có duyên lớn mới trình thiền ra / Vì đây lời dạy Thích Ca / Ai có duyên lớn, nói ra pháp này / Hôm nay chính điện tại đây / Tổ vị hai bẩy tại đây được truyền / Ông người có đủ phúc duyên / Chính thức truyền thiền Tổ vị cho ông / Tổ vi., ông để trong lòng / Không nói ai biết là ông được truyền / Đức Phật Huyền nhiệm dạy riêng / Các Tổ chỉ truyền theo dòng Thiền tông / Thiền tông đi khắp núi sông / Giúp người biết được là xong luân hồi / Thiền tông đặc biệt vậy thôi / Luân hồi nhiều kiếp là thôi với mình / Lời dạy đức Phật tuyệt linh / Truyền ông Tổ vị một mình biết thôi / Khi nhận Tổ vị được rồi / Phải nhớ những lời đức Phật dạy ra / Theo như lời dạy Thầy ta / Hễ ai nhận được Thích Ca day thiền / Vị đó là người có duyên / Phải được truyền thiền để giữ lòng tin / Hôm nay thay mặt Tối linh / Chính thức truyền thiền cấp giấy cho ông / Ông nên giữ lấy trong lòng / Vượt qua bể khổ để về nhà xưa / Từ nay dù sớm hay trưa / Chỉ cần thanh tịnh, không ưa Niết bàn / Ông nên cố gắng bình an / Rơi vào Bể tánh chính đây quê mình / Ngày xưa đức Phật dạy “Dừng” / Vì ông không biết, không theo lời Ngài / Vì vậy đi khắp trần ai! / Rơi vào bể tánh ông nay mới “Dừng”. Tất cả chúng tôi rất mừng / Vì đã chứng nhận, ông đây ngộ thiền / Ông nay hết đảo hết điên / Chánh thức truyền Thiền công nhận cho ông.

Như chúng ta tìm hiểu đã biết, dòng Thiền tông này còn có tên khác là Như Lai Thanh tịnh thiền, hoặc (thiền Thanh tịnh). Qua tài liệu cho hay dòng thiền tông này gồm có 36 tổ vị. Trong đó có 28 Tổ sư Thiền Ấn Độ, 5 tổ thiền Trung Hoa và 3 tổ Việt Nam. Vị Tổ mà chúng ta đang kể ở đây là tổ (thứ 27) tức Bát-Nhã-Đa-La, chính là người truyền thiền cho Bồ Đề Đạt Ma nối dòng thiền này về phương Đông, đó là các nước Trung Hoa, Việt Nam và các nước trong khu vực.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma là tổ kế tiếp thứ 28 do Tổ Bát-Nhã-Đa-La (đời thứ 27) truyền cho ngài (nhằm ngày mồng 8 tháng 4 năm Bính Dần) là ngày kỷ niệm Đản sinh đức Từ Phụ Thích Ca Văn.

Nhân Mùa Đản sinh (Pl 2564- Dl 2020) chúng ta nhắc đến các vị Tổ nói trên, đây là dịp để chúng ta tri ân công đức tới Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni và các tổ thầy đã khổ hạnh từ bi đóc lòng truyền Pháp Giác ngộ – giải thoát đến khu vực và tất cả quần sinh.

Lục Tổ Huệ Năng và câu chuyện truyền y bát

Nguyễn Đức Sinh

What's your reaction?
0Cool0Bad0Happy0Sad

Thêm bình luận

VedepPhatgiao.com © 2024. All Rights Reserved.